New York với 9 triệu dân là thành phố không ngủ ầm ĩ nhất thế giới – kèn ôtô hòa tấu với tiếng rú còi tầm, tiếng gầm máy bay, tiếng hò hét ở các nhà hàng…
Hỏi bất kỳ người New York nào cũng nhận được sự phàn nàn về thành phố ô nhiễm nặng tiếng ồn.
Trong khi mọi người đành lòng sống chung với tiếng ồn thì giáo sư công nghệ âm nhạc Đại học New York, Juan Bello lặng lẽ ghi lại đầy đủ thang âm tiếng ồn thành phố, nhằm phân tích chính xác để tìm giải pháp hiệu quả.
Cuộc khảo nghiệm này mang tính khoa học, bởi kỹ thuật ở đây là máy móc tự học – một lĩnh vực trí tuệ nhân tạo. Mặt khác là tính quần chúng. Theo kêu gọi của thị trưởng, người dân New York tham gia bằng sự dẫn giải chính xác để máy tính định dạng tức khắc nguồn gốc âm thanh tệ hại. Bước kế tiếp là giải pháp để loại bỏ.
Năm 2003, thiết lập đường dây nóng 24/24 giờ tiếp nhận mọi sự phàn nàn về âm thanh. Những nghiên cứu cho thấy âm thanh tệ hại tác động trực tiếp đến sức khỏe con người – bệnh tim, huyết áp, mất thính lực…, đòi hòi nhiều chi phí y tế.
Các hộp cảm biến âm thanh đầu tiên truyền các dữ liệu về máy chủ bằng wifi được bố trí ở các tòa nhà cao tầng của Đại học New York trong khu Greenwich Village. Juan Bello tiết lộ những hộp cảm biến âm thanh tiếp theo được bố trí ở các khu Manhattan, Brooklyn cho tròn 100 cái vào cuối năm nay để “vẽ chân dung” âm thanh thành phố. Các nhà chọc trời khu Manhattan tạo thành “hẻm” tăng âm cho các tiếng vọng âm thanh.
Được biết, New York đã dành ngân sách 5 triệu USD cho dự án khảo sát các nguồn âm thanh tệ hại để tiến tới khắc phục.
- Lê Lành theo The New York Times