Học sinh Việt Nam đang học vì điểm, hay học những vấn đề cần thiết cho tương lai? Trường học chú trọng thành tích, không quan tâm đến thành tựu. Nền giáo dục của chúng ta hướng dẫn học sinh ngoan giỏi, nghe lời cha mẹ ông bà. Trong khi đó, nền giáo dục nước ngoài dạy cách làm chủ một dự án dù là rất nhỏ ngay tại trường học.
1. Lối sống cảm xúc của người Á Đông
Cha mẹ nâng niu, bảo bọc con cái từ lọt lòng đến khi trưởng thành, lập gia đình riêng thì trở thành ông bà chăm cháu nhỏ. Mặt trái của lối sống cảm xúc được chăm sóc đủ đầy đó là những trải nghiệm thực tế thiếu va chạm của giới trẻ. Hệ lụy của vấn đề này chính là “phụ thuộc”, khi ra đời các em không thể tự lãnh đạo được bản thân. Không biết ước mơ cho chính mình, trôi theo dòng chảy của xã hội đầy biến động.
2. Chương trình giáo dục nhiều chữ, ít tư duy thực tế
Đây là câu chuyện dài của một quốc gia, tất cả chúng ta đều nằm trong quỹ đạo của thử nghiệm, đổi mới. Phần lớn các chương trình chú trọng vào kiến thức và công thức, thiếu trải nghiệm thực tế với những bài học từ thiên nhiên, cuộc sống. Kiến thức nền tảng của cuộc sống chính là bản chất của cuộc sống thực. Khi ra đời, cuộc sống thực và kiến thức sách vở có một khoảng cách quá xa khiến các em chênh vênh và bối rối với chính năng lực của bản thân mình.
3. Thế giới phẳng của công nghệ và thông tin
Mặt trái của công nghệ chính là sự hỗn độn về thông tin không giới hạn. Khi có quá nhiều thứ tốt – xấu cùng mở ra trong một nút click, tạo ra sự phức tạp, đa dạng và thu hút nhiều đối tượng cùng một lúc thì bản lĩnh và nền tảng giáo dục chính là điều các em cần nhất để chọn lựa cho mình một điểm đến của tương lai.
Các bạn trẻ quốc tế có thể tự lãnh đạo cuộc đời mình như thế nào?
Mặt phải của thế giới phẳng chính là khoảng cách của kiến thức tinh túy trên khắp thế giới được thu hẹp lại, chỉ cần có internet mọi thứ trở nên dễ dàng hơn bao giờ hết. Học sinh, sinh viên Việt Nam hoàn toàn có thể cùng tham gia những chương trình, khóa học, dự án cùng với thanh thiếu niên trên toàn cầu. Cơ hội phát triển đang được chia đều cho tất cả mọi người từ khắp nơi trên thế giới.
Do đó, ngoài kiến thức ở trường, cha mẹ cần trang bị thêm các kỹ năng và tư duy của nền tảng đạo đức, giá trị sống, tự lãnh đạo được hành vi và ý thức của mình thì mới có thể lãnh đạo được người khác. Đó mới chính là nền tảng vững chắc cho cuộc sống của các em khi rời gia đình, tự tin bước ra thế giới, rút ngắn khoảng cách với thế giới và thành công dựa vào sự nỗ lực đúng đắn của chính bản thân mình.
Nhu cầu và sự lựa chọn cho “phụ huynh thông minh”
Hiểu được nhu cầu và mong muốn của phụ huynh, gần đây các chương trình đào tạo kỹ năng sống, kỹ năng lãnh đạo bản thân, lãnh đạo trẻ… được triển khai tại Việt Nam, tuy nhiên chất lượng cũng bị thả nổi vì thật khó có thể đánh giá bằng khóa học thông qua những thông tin marketing online. Một lần nữa các em lại là “nạn nhân” của những trung tâm kém chất lượng, và niềm tin của phụ huynh dành cho các chương trình tương tự cũng bị đánh đồng.
Để trở thành những “phụ huynh thông minh” thật khó khăn, do đó lời khuyên của chúng tôi là hãy tìm hiểu thật kỹ những chương trình đào tạo có uy tín trên thế giới, và đặc biệt đội ngũ giảng viên phải là những người được chứng nhận bởi các chương trình quốc tế, có thành tích được chứng thực và phương pháp giảng dạy phải phù hợp với lứa tuổi của các em.
– Công ty Tư vấn và Đào tạo Nhân sự Phi&P
Theo thống kê của Forbes năm 2016, cả thế giới có 1.810 tỉ phú, trong đó số tỉ phú người Mỹ chiếm đến 93% với 1.694 người. Trong 10 người giàu nhất thế giới thì có bảy người Mỹ. Cũng theo một thống kê khác trong năm 2015, Mỹ có 589.410 bằng sáng chế, chiếm hơn 20% số bằng sáng chế trên toàn thế giới và luôn đứng ở những vị trí đầu tiên trong những nước có nhiều bằng sáng chế nhất thế giới hàng chục năm qua. Trong Top 20 trường đại học tốt nhất thế giới theo đánh giá của shanghairanking.com, Mỹ cũng áp đảo với 15 trường, đứng thứ hai là Vương quốc Anh.