Theo nhận định của các chuyên gia y tế, nhiều dạng rối loạn răng miệng khác nhau có thể xuất hiện bên trong và phát triển xung quanh miệng. Một số trường hợp thường gây đau, nhức nhối nghiêm trọng hay gây mất thẩm mỹ. Do vậy, chúng ta cần cảnh giác nếu những rối loạn này trở nên nghiêm trọng hoặc không biến mất trong vòng 10 ngày.
Các dấu hiệu và triệu chứng của rối loạn răng miệng
Ghi nhận từ Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ cho thấy, một số triệu chứng của rối loạn răng miệng gồm có:
– Nhiễm nấm Candida: Bệnh do nhiễm trùng nấm trong miệng hay cổ họng, do sự phát triển quá mức của nấm men. Các triệu chứng của nhiễm nấm Candida là xuất hiện những đốm trắng bên trong miệng hay trên lưỡi, gây khó khăn khi nuốt và đau cổ họng.
– Giộp môi: Giộp môi thường là những mảng màu đỏ, phồng giộp bên ngoài môi. Những vết loét này có thể phát triển dưới mũi hay cằm và dễ lây lan.
- Xem thêm: Sức khỏe răng miệng và nguy cơ ung thư
– Lở miệng: Lở miệng là những tổn thương nhỏ, phần giữa có màu trắng hay vàng kèm theo một đường viền màu đỏ. Chúng thường xuất hiện trong miệng, bên trong má, trên lưỡi, môi, nướu răng và cổ họng. Tuy nhiên, lở miệng ít khi lây lan.
– Áp-xe răng: Áp-xe răng xảy ra khi dây thần kinh răng bị nhiễm khuẩn. Các triệu chứng của áp-xe răng gồm có đau răng nghiêm trọng, nhạy cảm với đồ uống và thực phẩm nóng hay lạnh, sưng hạch bạch huyết và gây sốt.
Những vấn đề bất thường của răng miệng
Sâu răng và bệnh nướu răng là những bệnh răng miệng thường gặp. Nhưng có những bất thường khác về vấn đề răng miệng dưới đây bạn cần quan tâm:
– Bệnh Herpes miệng: Herpes là loại vi rút truyền nhiễm theo đường miệng ở người lớn cũng như trẻ em. Theo ghi nhận của Viện Hàn lâm Hoa Kỳ, các triệu chứng của Herpes miệng là các mô nướu răng bị đau, sưng và có màu đỏ. Nước bọt và các vết bỏng giộp trong miệng cũng xuất hiện nhiều hơn. Tuy nhiên, những vết loét này sẽ biến mất trong vòng 7 đến 14 ngày và vi rút trong cơ thể không còn họat động nữa, nhưng vi rút có thể hoạt động trở lại nếu bạn bị stress, tiếp xúc với ánh nắng, mệt mỏi hay bị sốt.
– Khô miệng: Theo giải thích của Viện Nha khoa Hoa Kỳ, khi không có nước bọt, miệng không thể làm sạch bất cứ vi khuẩn nào gây hại trong miệng. Khô miệng có thể xảy ra vì nhiều lý do như uống nhiều loại thuốc ảnh hưởng đến lượng nước bọt trong miệng, chữa bệnh bằng tia bức xạ và những vấn đề về sức khỏe như bệnh AIDS. Hơn nữa, khô miệng có thể dẫn đến hơi thở có mùi khó chịu, bệnh nướu răng, lở loét miệng và nguy cơ gây sâu răng cao hơn.
– Bệnh viêm khớp thái dương hàm: Các khớp thái dương hàm nằm ở hai bên đầu, nhờ đó bạn có thể khép hay mở miệng, nói, nhai và nuốt. Nhưng nếu những khớp này và các cơ xung quanh, dây chằng không hoạt động đúng cách, sẽ dẫn đến rối loạn các khớp thái dương hàm gây đau nhức. Theo nhận định của Hiệp hội Nha khoa Hoa Kỳ, đau khớp thái dương hàm do hàm yếu và liên kết giữa các răng hoặc do nghiến răng.
– Ung thư răng miệng: Ở Ấn Độ, ung thư răng miệng được xếp vào thứ ba trong số các bệnh ung thư. Các yếu tố nguy cơ chính gây bệnh thường là hút thuốc lá và uống rượu, nhưng tiếp xúc ánh nắng quá mức cũng có thể gây ung thư răng miệng. Thỉnh thoảng đến nha sĩ để kiểm tra sức khỏe răng miệng có thể ngừa bệnh ung thư răng miệng.
– Hội chứng miệng bỏng rát: Đây là bệnh răng miệng thường xảy ra ở phụ nữ trung niên. Các nguyên nhân gây hội chứng miệng bỏng rát là những thay đổi về hormon, thiếu hụt dinh dưỡng, nhiễm nấm và tổn thương dây thần kinh. Các triệu chứng bệnh thường là lưỡi hay bên trong miệng có cảm giác nóng ran hoặc bỏng rát, thay đổi vị giác hoặc khô hoặc đau rát miệng.
– Theo Bolsky & Oral Health