Con người vẫn có tham vọng thám hiểm những nơi xa xôi nhất của trái đất. Nhưng trong khi dường như tất cả các địa danh cuối cùng đã được khám phá, nghiên cứu và chụp ảnh, vẫn còn không ít những nơi chúng ta vẫn chưa từng đặt chân tới hoặc chẳng biết gì mấy về các khu vực bí ẩn này.
1. Núi Gangkhar Puensum, Bhutan
Nằm trên biên giới Tây Tạng và Bhutan, đây là ngọn núi cao thứ 40 trên thế giới. Theo các tài liệu lịch sử, những người leo núi đầy tham vọng đã gặp khó khăn khi chinh phục ngọn núi cao 7.400m này.
Trong một thời gian dài, các bản đồ đã vẽ không chính xác. Hơn nữa, ngoài những trận gió lạnh, sườn núi thực sự dốc đứng.
Năm 1985, một nhóm người đến từ Anh đã cố gắng leo lên, nhưng bệnh tật đã buộc họ quay trở lại. Năm 1986, một trận gió mùa đã ngăn chặn một nhóm leo núi người Áo.
Năm 1987, chính quyền Bhutan đã cấm leo núi Gangkhar Puensum vì người ta cho rằng có những linh hồn hung hiểm cư ngụ trên đỉnh núi; thậm chí nơi đây cũng có cả loài Yeti nữa, chúng ở độ cao 6.000m.
Bất chấp những tin đồn, được sự cho phép của Hiệp hội leo núi Trung Quốc, từ phía Tây Tạng, một nhóm leo núi người Nhật đã leo lên ngọn núi không thể chinh phục này.
Người Bhutan không đồng ý với sự cho phép đó, nhưng nhóm leo núi đã leo tới đỉnh gần Gangkhar Puensum, gọi là đỉnh Bắc Gangkhar Puensum.
2. Những nghĩa địa hang động dưới nước
Trên trái đất có rất nhiều những hang động, trong số đó có những hang động đã trải qua vài chục thiên niên kỷ chìm dưới nước.
Mang các thiết bị lặn, các nhà thám hiểm đã bắt đầu khám phá các hang động bị chìm của trái đất, những gì họ đã tìm thấy đã viết lại lịch sử.
Từ châu Phi, đến châu Mỹ và châu Âu, qua các hang động dưới nước, người ta đã phát hiện chúng chứa đầy những bộ xương động vật được bảo tồn hoàn hảo mà con người đã không tìm thấy qua các thời đại.
Những phát hiện này đang giúp các nhà khoa học hiểu rõ hơn về cách một số động vật đã tiến hóa như thế nào.
3. Rãnh Mariana
Rãnh Mariana nằm ở ngoài khơi Nhật Bản thuộc Thái Bình Dương; đây là nơi sâu nhất trên toàn bộ hành tinh. Hãy thử làm một cuộc so sánh, Ấn Độ Dương sâu 3.883m, với Rãnh Java của nó ở độ sâu 7.725m.
Đại Tây Dương sâu 3.376m, với Rãnh Puerto Rican của nó sâu 8.648m. Thái Bình Dương sâu 3.883m, và Rãnh Mariana sâu 11.034m. Nếu núi Everest được đặt ở đáy của Rãnh Mariana, nó vẫn có 2.187m nước ở phía trên nó.
Rãnh được tạo ra khi một phiến địa tầng phía trên lớp vỏ trái đất ở dưới biển trượt xuống phía dưới một phiến khác.
Lần đầu tiên người ta phát hiện ra nó vào năm 1951 bởi chiếc tàu thăm dò HMS Challenger II của hải quân Anh; đó là lý do tại sao điểm sâu nhất được gọi là Challenger Deep.
Năm 1960, nhà khoa học Thụy Sĩ Jacques Piccard và đại tá Hải quân Hoa Kỳ Donald Walsh đã đi xuống đáy Challenger Deep trong một chiếc tàu ngầm do cha của Piccard thiết kế.
- Xem thêm: Những thành phố bí ẩn chìm dưới nước
Gần đây hơn, nhà làm phim nổi tiếng James Cameron đã thực hiện một phim tài liệu thám hiểm nền của Rãnh Mariana; phim có tên là DeepSea Challenge. Cameron đã thu hình được nhiều sinh vật, kể cả phát hiện ra một loài dưa chuột biển mới. Nhưng cho đến thời điểm đó, phần lớn Rãnh vẫn xem như chưa được khám phá.
4. Bên trong những ngọn núi ở Venezuela
Tuy các nhà thám hiểm đã từng đặt chân lên đỉnh những ngọn núi ở Venezula, nhưng ở bên trong núi, dưới những vùng thật thấp, dường như con người vẫn chưa đặt chân tới.
Nhiều ngọn núi đã được xem xét tỉ mỉ các hang động cũng như những hệ thống đường nứt hiện nay vẫn còn quá cô lập đối với thế giới nhưng chúng vẫn biến chuyển cùng với hệ sinh thái. Theo New Scientist, chỉ một phần nhỏ trong số chúng đã được khám phá.
5. Đảo Oodaaq, Greenland
Đảo Oodaaq được phát hiện vào năm 1978 bởi Uffe Petersen, nhà khoa học người Đan Mạch đã vẽ bản đồ phía Bắc Greenland cùng với nhóm của ông. Họ lang thang trên Kaffeklubben, được cho là cực bắc của quần đảo Greenland.
Họ đã vượt qua nó, và cái mà họ cho là một hòn đảo đó thực ra có diện tích quá khiêm tốn. Petersen đã đặt tên cho đảo theo tên của một người lái xe trượt tuyết Eskimo, anh đã từng tham gia chuyến thám hiểm Bắc cực của Robert Peary năm 1909.
Đến đầu những năm 2000, nhà nhân loại học người Đan Mạch Peter Skaffe quay phim và nghiên cứu các hòn đảo phía Bắc.
Tưởng chừng cuộc thám hiểm vùng biển phía bắc Kaffeklubben không tìm thấy dấu vết của đảo Oodaaq, nhưng chỉ 8 ngày sau đó Skaffe đã phát hiện chiếc camera của ông ta bắt được thoáng qua hình ảnh một hòn đảo nhỏ. Chỉ khi thủy triều xuống mới nhìn thấy nó.
6. Phần lớn các ngọn núi của trái đất
Năm 2014, Đài BBC Future đã hội đàm với ông Lindsay Griffin, chủ tịch Ủy ban kiểm tra Quỹ Everest Foundation, về một khu vực trên những ngọn núi mà con người chưa bao giờ đặt chân tới.
Trong khi Griffin xác nhận có nhiều đỉnh cao chưa được biết đến, lời tuyên bố của ông đã khiến cho các nhà thám hiểm phải suy nghĩ.
Theo Griffin, “những đỉnh cao chưa được khám phá còn nhiều hơn so với những đỉnh cao đã được chinh phục”.
Theo ông, con số đó ít nhất là 65 ngọn núi. Ở Nam cực có cả chuỗi những ngọn núi chưa được đặt chân đến như thế
7. Machapuchare, Nepal
Ở dãy núi Annapurna Himalaya, có một ngọn núi thiêng mà người Nepal đã ngăn cấm những người leo núi. Đó là núi Machapurchare, còn gọi là “Núi Đuôi Cá”. Năm 1957, Wilfrid Noyce và A.D.M. Cox trèo lên Machapuchare, nhưng không lên tới đỉnh.
Noyce là một trong những người đầu tiên leo lên đỉnh Everest. Nhưng đây là ngọn núi thiêng, tương truyền có thần Shiva sống trên đỉnh núi; điều đó có ý nghĩa rất quan trọng với người dân địa phương. Vua Nepal yêu cầu Noyce và người đồng hành của ông không leo tới đỉnh núi, và họ đã đồng ý.
Những nhà leo núi nói rằng Bill Denz, một nhà leo núi tinh nghịch đến từ New Zealand, bất kể đến lời cảnh báo núi thiêng của người Hindu và đã leo tới đỉnh vào đầu những năm 1980.
Denz đã chết trên Mansaw, một ngọn núi khác ở Himalaya vào năm 1983; vì vậy, chúng ta chưa bao giờ biết chắc được điều này. Tuy nhiên, người ta còn giữ được một tài liệu kể lại trải nghiệm của Noyce trong quyển “Trèo Lên Núi Đuôi Cá” của ông.
8. Quần thể núi rừng phía Bắc Myanmar
Trên những vùng núi cao ở Myanmar, Vườn quốc gia Hkakabo Razi và Khu bảo tồn Đời sống hoang dã Hponkan Razi tạo thành Quần thể Núi Rừng phía Bắc, Công ước Di sản Thế giới đã đề xuất mở rộng khu vực để tạo ra một diện tích hơn 7.000 dặm vuông.
Một cuộc nghiên cứu ở Đại học Cambridge cho thấy chưa tới 1,4% diện tích rừng hiện có trong khu vực này của Myanmar có dấu vết của con người đặt chân tới.
Tuy gần một nửa diện tích của Myanmar vẫn được bao phủ bởi rừng rậm, sự cố phá rừng hiện vẫn đang là một vấn nạn lớn tại quốc gia này.
Năm 2014, các nhà khoa học đã quay phim được những con gấu trúc đỏ với môi trường sống của chúng đang bị thu hẹp dần, phần lớn là do hoạt động khai thác bất hợp pháp.
9. Những hồ nước dưới lớp băng ở Nam cực
Được phát hiện lần đầu tiên vào năm 1973, các hồ nước ngầm khổng lồ ở Nam cực đã thu hút các nhà khoa học trong nhiều năm qua.
Được biết hiện nay có 400 hồ băng ngầm nằm trong phạm vi 5 triệu dặm vuông băng giá, phần nhiều vẫn chưa được biết tới.
Các nhà khoa học Nga là những người đầu tiên đã lấy mẫu từ một từ một hồ băng ngầm, sau đó họ bắt đầu đào xuống Hồ Vostok vào năm 1953.
Tuy quá trình khoan thăm dò đã bị đình chỉ vào cuối những năm 1990, nhưng có vẻ như họ đang có những tiến triển lạc quan.
Một thí nghiệm thành công khác đã được tiến hành trên hồ Whillans bởi John Priscu, nhà sinh thái vi sinh vật từ Đại học bang Montana.
Ông đã lấy mẫu từ độ sâu gần nửa dặm dưới mặt băng và tiết lộ rằng có một hệ sinh thái thực sự đang phát triển mạnh.
Trong khi có rất nhiều điều chưa được khám phá và chưa được biết rõ về những hồ băng cổ xưa này, người ta đã sử dụng những radar thăm dò trên khắp các quốc gia, dự kiến công việc sẽ tiếp cận dễ dàng hơn vào năm 2035.