Nhà văn Philip Roth qua đời vào ngày thứ ba 22 tháng 5 năm 2018 mà không nhận được giải Nobel Văn học. Phải chăng đây lại là một sai lầm khác của Viện Hàn lâm Văn học Thụy Điển đã bỏ quên nhiều tác giả xứng đáng một cách oan uổng?
Philip Roth
Bây giờ thì đã quá muộn. Philip Roth đã mất ngày 22 tháng 5 năm 2018 (1933-2918) mà không hề nhận được giải Nobel Văn học, một giải thưởng mà ông rất xứng đáng đươc trao. Đây quả là một trò đùa lố bịch hơn là nỗi buồn thoáng qua. Philip Roth được nhiều người xem là nhà văn Mỹ vĩ đại nhất trong nhiều thập niên qua.
Không còn nghi ngờ gì nữa, ông đã bị Viện Hàn lâm Văn học Thụy Điển chống đối vì đã viết quá nhiều về tình dục. Các tác phẩm của ông viết về “Do Thái” đôi khi làm cho người đọc dựng tóc gáy. Bản thân ông cũng là người gốc Do Thái, nhưng sách của ông đã thú hút hàng triệu độc giả. Các tác phẩm như Vết đốm, Cuộc đời đàn ông của tôi, Nữ tu sĩ Mỹ…, danh mục những kiệt tác của ông khá dài. Viện Hàn lâm Văn học Thụy Điển đã bỏ qua, nhưng độc giả thì không.
Marcel Proust
Nếu tổ chức một cuộc thi chọn nhà vô địch viết câu dài nhất, nhà văn Pháp Marcel Proust (1871-1922) có nhiều cơ may đoạt giải nhất. Dù bạn thích ông ta hay không, dù bạn có đọc được tác phẩm của ông hay không, phong cách độc đáo và duy nhất của ông cũng bao trùm nền văn học lúc sinh thời.
Tác phẩm của ông viết về thời gian, sự tồn tại trống rỗng, tình yêu, ghen tuông, đôi khi khốc liệt, đầy tham vọng, nhưng cũng lắm lúc dịu dàng, tuyệt vời. Đối với những độc giả bên ngoài nước Pháp, ông được xem là nhà văn vĩ đại nhất của Pháp, hầu hết sinh viên khoa văn ở các trường đại học trên toàn thế giới đều hâm mộ ông. Thế mà có đến 15 người Pháp nhận được giải Nobel Văn học, còn Marcel Proust thì không!
- Xem thêm: Giải Nobel Văn chương: Lựa chọn an toàn
James Joyce
Có nhiều bức tượng của James Joyce được dựng lên khắp nơi trên đất nước Ireland. Tất nhiên, quyển tiểu thuyết hiện đại Ulysse của James Joyce được người đọc yêu thích nhất. Điều này đã rõ mười mươi. Nhà văn Ireland James Joyce (1882-1941), là một trong những cây viết hiếm hoi được thừa nhận là đã cùng với Proust và Céline, sáng tạo ra cuốn tiểu thuyết hiện đại. James Joyce đã uốn vặn ngôn ngữ, sáng chế ra ngữ điệu để hình thành văn xuôi mà chúng ta chưa bao giờ đọc.
Nói gì thì nói, quyển tiểu thuyết Ulysse, tập truyện ngắn Người Dublin hay tác phẩm Chân dung chàng nghệ sĩ trẻ là những tác phẩm chính của ông. James Joyce là cây bút cừ khôi trong miêu tả tâm lý dằn vặt mà các nhân vật trong tác phẩm của ông phải trải nghiệm. Được giảng dạy trong trường học, các tác phẩm của ông có sức ảnh hưởng hàng trăm tác giả trẻ. Thế mà James Joyce vẫn không nhận được giải Nobel Văn học.
Virginia Woolf
Nữ tác giả người AnhVirginia Woolf (1882-1941) đi sâu vào chỗ thầm kín, tối tăm của các nhân vật sống thời trước mình với lối hành văn cách tân, sắc sảo. Đưa ra những thông điệp và phân tích về nữ quyền trước cả các đồng nghiệp nam giới, tác phẩm của Virginia Woolf đã nhận được lời khen từ công chúng và những nhà phê bình.
Theo chủ nghĩa lý tưởng, lời văn của bà thay đổi trong tiểu thuyết Mrs Dalloway, Orlando hay Sóng đã thể hiện sự thành công trong mô tả sự thân mật khó diễn đạt bằng lời nói, mà vẫn giữ được sự bẽn lẽn, e lệ, tính nhân bản và chiều sâu. Cũng thế, Virginia chưa bao giờ được trao giải Nobel Văn học.
Franz Kafka
Rời bỏ quê hương, mất phương hướng trong cuộc sống, đối diện với bộ máy quan liệu nghiền nát con người một cách lạnh lùng đôi khi lại chính là xã hội. Franz Kafka (1883-1924), người mang 2 dòng máu Áo – Hung, đã thấy tình trạng tiêu cực trên và là người đầu tiên mô tả, phơi bày nó ra công chúng.
Các tác phẩm Hoá thân, Vụ kiện, Lâu đài… đã đưa ông lên ngang tầm với các nhà văn lớn của thế kỷ. Trong các tác phẩm của mình, Franz Kafka phải vật lộn với những cơn ác mộng của một thực tế kỳ lạ. Ông có tầm nhìn xa trông rộng, hiện đại, siêu hình, táo bạo nhưng như thế vẫn chưa đủ để được trao giải Nobel văn học. Hầu hết tác phẩm của ông được xuất bản sau khi ông qua đời.
André Malraux
André Malraux đích thực là người mạo hiểm. Tự học, chống chủ nghĩa phát xít, tham gia kháng chiến, dấn thân, từng là Bộ trưởng Bộ Văn hóa, và được công nhận là danh nhân Pháp, André Malraux (1907-1976) đã sống trong thời kỳ mà nước Pháp bị giày xéo, nghiêng ngửa bởi 2 cuộc chiến tranh thế giới.
Năm 1936, cùng với những người Cộng hòa Tây Ban Nha, ông đứng lên chống lại nhà độc tài Tây Ban Nha Francisco Franco. Tất cả sự việc này đều được nêu lên trong các tác phẩm của ông như Những kẻ chinh phục, Phận người, Hy vọng… Nước Pháp đã trao tặng ông giải thưởng Goncourt, công chúng Pháp ca ngợi ông, còn Viện Hàn lâm văn học Thụy Điển lại làm ngơ.
Milan Kundera
Sinh năm 1929, nhà văn Tiệp Khắc Milan Kundera nằm trong số những cây bút thường gây cho mọi người có cảm giác như sắp được trao giải thưởng. Liệu cho đến chết chăng? Lời văn của ông nhẹ nhàng, ngắn gọn nhưng súc tích, chuẩn xác, nêu bật nét đẹp bên trong của các nhân vật. Ông phê phán một cách trong sáng chủ nghĩa Cộng sản mà ông là nạn nhân trước khi Pháp.
Milan Kundera là một trong số những nhà văn hiếm hoi được nhà xuất bản Pléiade uy tín phát hành tác phẩm lúc sinh thời. La Plaisanterie, L’Insoutenable légèreté de l’être hay L’Art du roman là những tác phẩm để đời của ông, đã được dịch ra trên 40 ngôn ngữ. Năm nay ông đã 89 tuổi. Đây là thời điểm trao giải Nobel Văn học cho ông hoặc là không bao giờ!
H. Lawrence
Rõ ràng là tình dục và giải Nobel không thể đồng hành cùng nhau. Nhưng đối với nhà văn người Anh D. H. Lawrence (1885-1930), không phải chỉ có thế: những truyện ngắn về du lịch mô tả không giống những bờ biển Địa Trung Hải như trong truyện Sardaigne et Méditerranée của Lawrencwe viết năm 1921. Với những người vô cảm trước vẻ đẹp của biển, Lawrence còn có nhiều truyện ngắn và bài thơ khác.
Ngoài ra,m còn có nhiều tác phẩm L’Amant de Lady Chatterley, Lady Chatterlley et l’homme des bois là những tác phẩm được những người đương thời cho là khiêu dâm. Những đứa con tinh thần này mang đến cho tác giả nhiều phiền toái không chỉ lúc bấy giờ mà cả về sau này. Và cũng như các tác giả trên, Lawrence không bao giờ nhận được giải Nobel Văn học vi khuynh hướng sáng tác thiên về tình dục của ông.
- Xem thêm: Cãi cả… Nobel
Các nhà văn châu Phi
Đây là sự bất công tập thể. Đành rằng Wole Soyinka (Nigeria), Naguib Mahfouz (Ai Cập), Nadine Gordimer et John Maxwell Coetzee (Nam Phi) đã nhận được giải Nobel, nhưng tất cả chỉ có thế, tức 4 giải Nobel trao cho 4 nhà văn suốt một thế kỷ, của cả một châu lục rộng lớn đã sản sinh ra nhiều tác giả lớn như Chinua Achebe (Nigeria), Ngugi Wa Thiongo (Kenya), người đã viết bằng tiếng Kikuyu thuộc miền Trung và Nam Kenya. Trong khi đó thì số giải Nobel văn học mà các nhà văn Pháp nhận được là gấp 15 lần và Thụy Điển là 8 lần!