Công nghệ đã can thiệp vào sự chọn lọc tự nhiên, ít nhất là ở nơi con người. Gần như tất cả các thiết bị công nghệ hiện nay, từ chiếc điện thoại thông minh cho đến những tiến bộ to lớn trong y học, đang thay đổi cuộc sống của chúng ta nhanh hơn so với sự chọn lựa tự nhiên.
1. Mổ Cesar khiến vùng hông phụ nữ hẹp lại
Các ca mổ Cesar (phẫu thuật lấy thai) đang khiến cho những phụ nữ có xương chậu nhỏ hơn. Ở các thế kỷ trước, những phụ nữ có xương chậu nhỏ đã bị tử vong trong khi sinh cùng với những đứa con của họ, đó là những người có thể sở hữu các gien với xương chậu nhỏ.
Tuy nhiên, ngày nay những phụ nữ như vậy đã sống sót nhờ phẫu thuật mổ cesar. Họ cũng có thể sinh ra những đứa trẻ có gien và thậm chí cả những bé gái có xương chậu hẹp, họ cũng truyền lại đặc điểm cho con cái của chúng. Các nghiên cứu đã cho thấy rằng 36 trong số 1.000 trẻ em sinh ra ngày nay có khung xương chậu hẹp. Trong những năm 1960, tỉ lệ chỉ chiếm 30 trên 1.000.
Hiện nay, một số người có thể tự hỏi tại sao sự chọn lọc tự nhiên đã không khiến tất cả phụ nữ đều có xương chậu lớn. Đó là vì cơ thể con người có khuynh hướng ưa thích những em bé nhỏ hơn có thể đi qua những xương chậu hẹp hơn, thay vì những đứa trẻ lớn hơn có thể đi qua những xương chậu rộng hơn.
Điều thú vị là mổ Cesar đang dần dần thay đổi điều này. Các em bé đang trở nên lớn hơn mặc dù mẹ của chúng có xương chậu nhỏ hơn. Như vậy có nghĩa là mổ cesar sẽ trở nên phổ biến hơn trong tương lai.
2. Điện thoại di động đang làm cho xương sọ mọc sừng
Chúng ta thường xuyên phải cúi xuống khi sử dụng điện thoại thông minh. Điều này ảnh hưởng đến sự phát triển một cấu trúc giống như chiếc sừng ở phần dưới cuối của mặt sau hộp sọ của chúng ta. Các nhà khoa học gọi những cái sừng nhỏ này là “khối u bên ngoài xương chẩm”.
Những chiếc sừng phát triển khi đầu cúi xuống, tạo áp lực nghiêm trọng tại điểm các cơ vùng cổ gặp hộp sọ. Hộp sọ phản ứng bằng cách kéo dài phần xương ở đỉnh sau của nó, gây ra sự mở rộng.
hững người bị khối u bên ngoài xương chẩm thường có thể cảm nhận nó bằng các ngón tay của họ. Thậm chí bạn có thể nhìn thấy nó nơi một người hói đầu.
- Xem thêm: Câu chuyện điện thoại di động
Khối u bên ngoài xương chẩm có thể xuất hiện bất kể chúng ta cầm gì trong bàn tay hoặc ở ngay trước mặt chúng ta. Nguyên nhân duy nhất là chúng ta thường xuyên cúi đầu khi dùng điện thoại thông minh. Đọc sách cũng thế, nhưng không thường xuyên như việc sử dụng điện thoại thông minh. Và không phải ai cũng đọc sách.
3. Các công cụ tìm kiếm làm cho chúng ta hay quên
Đây là những gì các nhà nghiên cứu gọi là “hiệu ứng Google”, mỗi khi quên thông tin bạn có thể nhanh chóng tìm kiếm trên Internet. Tình trạng này đã được tiết lộ trong một nghiên cứu năm 2011 của các nhà nghiên cứu Betsy Sparrow, Jenny Liu và Daniel Wegner.
Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng mọi người thường nghĩ đến việc kiểm tra trên Internet mỗi khi họ được hỏi những câu hỏi mà họ không thể trả lời. Họ cũng có khuynh hướng dễ quên thông tin nếu họ biết rằng nó đã có sẵn ở đâu đó ngay cả khi đó không phải là Internet. Một ví dụ đó là khi số điện thoại vợ hoặc chồng của bạn đã được lưu trên điện thoại của bạn.
Hiệu ứng Google xảy ra bởi vì chúng ta thường nhớ thông tin quan trọng và quên đi những sự kiện không quan trọng. Tuy nhiên, chúng ta cũng có thể quên thông tin quan trọng nếu chúng ta biết có thể truy cập được nó ở đâu đó.
4. Canh tác làm cho chiếc hàm chúng ta nhỏ hơn
Những người săn bắn hái lượm vào thuở ban đầu của nhân loại có khuôn mặt lớn đi kèm với bộ hàm và những chiếc răng nhô lên. Tuy nhiên, tất cả những thứ này bắt đầu biến mất khi chúng ta từ bỏ lối sống săn bắn hái lượm để canh tác từ 12.000 năm trước. Ngày nay, chúng ta chỉ còn lại những bộ hàm nhỏ và không có đủ không gian cho những chiếc răng.
Sở dĩ những người đi săn hái lượm có hàm lớn vì họ nhai rất nhiều. Họ đã ăn thịt và thực vật chưa nấu chín, chúng thường rất dai và cần nhiều sức mạnh để cắt và nhai. Điều này làm cho bộ hàm của họ mạnh hơn. Tuy nhiên, hàm của chúng ta trở nên yếu hơn khi chúng ta chuyển sang trồng các loại cây trồng mềm hơn mà không đòi hỏi sức mạnh vượt trội của bộ hàm để nhai. Hàm của chúng ta lại càng yếu đi khi chúng ta chuyển sang đun nấu các bữa ăn.
- Xem thêm: Bài học Facebook về quyền riêng tư
Những ảnh hưởng từ lối sống nông nghiệp của chúng ta không dừng lại ở đó. Sự chuyển đổi cũng làm cho xương của chúng ta nhẹ hơn và bớt dày đặc hơn, đặc biệt là xung quanh các khớp. Điều này không phải do thức ăn mềm hơn mà là do lối sống ít vất vả hơn của những người nông dân. Họ không cần phải rình rập, rượt đuổi và giết con mồi như những người thời săn bắt hái lượm.
5. Thực phẩm chế biến làm biến đổi khuôn mặt trẻ em
Thực phẩm trẻ em ăn thường quyết định sự khỏe mạnh và hình dạng khuôn mặt của chúng, chẳng hạn như xương sọ, vùng hàm và tất cả. Tuy nhiên, phần lớn trẻ em chào đời ngày nay có khuôn mặt bất thường gây ra bởi số lượng lớn thực phẩm chế biến mà chúng bắt đầu tiêu thụ ngay sau khi sinh.
Điều này là do các thực phẩm tự nhiên chứa đầy đủ chất dinh dưỡng cần thiết cho sự phát triển thích hợp của khuôn mặt. Bên cạnh đó, như đã nói, các thực phẩm tự nhiên thường buộc trẻ phải nhai bằng hàm, làm cho hàm và hộp sọ khỏe hơn nhiều. Các thực phẩm chế biến thường làm giảm khả năng nhai, dẫn đến bộ hàm yếu hơn hẳn.
Ngày nay, sự phụ thuộc quá mức của chúng ta vào thực phẩm chế biến đã làm cho hộp sọ của chúng ta nhỏ hơn 5% – 10% so với những người đầu tiên từ Thời kỳ đồ đá cũ. Vấn đề này cũng được quan sát thấy nơi các động vật. Những động vật mới sinh được nuôi bằng thực phẩm chế biến thường kết thúc với các vấn đề về hàm tương tự như ở con người.
6. Phương tiện truyền thông đang hủy hoại cuộc sống chúng ta
Phương tiện truyền thông xã hội đã được cho là có liên quan với vô số sự cố bao gồm chứng trầm cảm, hiếu động thái quá, lo lắng, lòng tự trọng thấp và mất tập trung. Tình trạng này còn tồi tệ hơn đối với các thanh thiếu niên sử dụng phương tiện truyền thông xã hội. Họ thường phải chịu đựng “nỗi sợ bị bỏ lỡ” (FOMO), điều này khiến họ kiểm tra các phương tiện truyền thông xã hội của họ quá mức cần thiết.
Một số nhà phê bình thậm chí còn nói rằng phương tiện truyền thông xã hội chỉ xuất hiện để gây ra chứng trầm cảm và cô đơn, bởi vì hầu hết những người dùng đã có những biểu hiện đó và chỉ chuyển sang phương tiện truyền thông xã hội để gặp gỡ mọi người.
Một cuộc nghiên cứu có sự tham gia của 143 sinh viên Đại học Pennsylvania chia thành hai nhóm. Một nhóm giảm thời gian của họ trên phương tiện truyền thông xã hội trong khi nhóm kia tiếp tục sử dụng nó bình thường.
Nghiên cứu tiết lộ rằng những cá nhân dành ít thời gian hơn cho truyền thông xã hội được cải thiện sức khỏe tinh thần, mức độ trầm cảm và cô đơn thấp hơn so với những người sử dụng nó thường xuyên hơn.
7. Internet đang khiến chúng ta không thể đối phó ngoại tuyến
Năm 2011, Giáo sư David Levy thuộc Trường Thông tin ở Đại học Washington đã đưa ra thuật ngữ “não bắp rang” để mô tả tác động của công nghệ đối với khả năng nhận thức của con người (khả năng suy nghĩ và nhớ lại thông tin). Những người có não bắp rang quá mải mê với cuộc sống trực tuyến của họ đến mức họ trở nên không còn hứng thú và không thể đối phó với cuộc sống lúc họ không có kết nối với internet.
Điều thú vị là nghiên cứu của Levy tiết lộ rằng những sinh viên dành 10 giờ mỗi ngày trên Internet có khả năng nhận thức thấp hơn so với những sinh viên chỉ dành hai giờ.
8. Công nghệ gây ra tật cận thị nơi trẻ em
Tật cận thị là vấn đề sức khỏe mới nhất liên quan đến sự xâm nhập của công nghệ vào cuộc sống của chúng ta. Các số liệu thống kê rất đáng quan ngại ở các nước công nghệ cao như Trung Quốc, nơi 90% các thiếu niên bị cận thị. Sáu mươi năm trước, chỉ có 10-20% thiếu niên Trung Quốc bị cận thị.
Mức độ cận thị cũng đang gia tăng ở Châu Âu, Hoa Kỳ và Hàn Quốc. Tại Seoul, hơn 96% nam giới 19 tuổi bị cận thị. Ước tính có 2,5 tỷ người (một phần ba dân số thế giới) sẽ bị cận thị vào năm 2020.
Sở dĩ các thiếu niên bị cận thị vì họ dành quá nhiều thời gian trong nhà và tránh xa ánh sáng mặt trời tự nhiên, điều này rất quan trọng cho sự phát triển hoàn hảo của mắt.
9. Điện thoại thông minh gây mất ngủ
Điện thoại thông minh gây mất ngủ vì chúng làm mất tập trung. Những âm thanh và sự rung động của các cuộc gọi, các thông báo và tin nhắn có thể ngăn cản mọi người ngủ hoặc thậm chí đánh thức họ khỏi giấc ngủ. Những người mang điện thoại lên giường cũng khiến họ ngủ muộn hơn nhiều so với dự định.
Đa số những thiết bị công nghệ có màn hình sẽ phát ra ánh sáng màu xanh khiến não lầm tưởng với ánh sáng ban ngày. Từ đó não sẽ giảm bài tiết melatonin, loại hormone nói với cơ thể chúng ta rằng đã đến giờ đi ngủ. Điều này thường không phải là vấn đề vào ban ngày nhưng nhanh chóng trở thành sự cố khi chúng ta đang cố gắng dỗ giấc ngủ vào ban đêm.