Theo nghiên cứu công bố trên tạp chí The Journal of Medicinal Food Hoa Kỳ, nước dừa rất có ích trong việc kiểm soát bệnh tiểu đường.
Một thử nghiệm tiến hành trên chuột mắc bệnh tiểu đường để tìm ra ảnh hưởng của nước dừa đối với sự đông máu cho thấy nước dừa cùng với L-arginine (một amino a xít dùng trong điều trị cục máu đông và tăng lưu lượng máu) làm giảm lượng glucose ở chuột, đồng thời có đặc tính chống đông.
Giá trị dinh dưỡng của nước dừa
Nước dừa vô trùng, vị ngọt tự nhiên và có nhiều chất dinh dưỡng. Nó giúp cân bằng chất điện giải trong cơ thể bị mất đi trong khi tập luyện thể dục hoặc các hoạt động thể chất khác. Trong nước dừa có chứa hai loại muối quan trọng là kali và natri, giúp cơ thể duy trì huyết áp ổn định. Các dưỡng chất thiết yếu khác của nước dừa như vitamin C, B1, kali, natri, đồng, mangan, sêlen, phốt pho và sắt.
- Xem thêm: 12 lợi ích không ngờ từ nước dừa tươi
Vì sao nước dừa được xem là thức uống an toàn nhất đối với người bệnh tiểu đường?
Nước dừa chứa nhiều chất xơ: Trong 100gr nước dừa chứa 1,1gr chất xơ. Chất xơ của nước dừa giúp duy trì lượng glucose trong cơ thể. Nhờ hàm lượng chất xơ cao và ít carbohydrate, nước dừa là thức uống tốt nhất cho người bệnh tiểu đường.
Các chất dinh dưỡng thiết yếu: Nước dừa chứa 24mg canxi, 25mg magiê, 0,29mg chất sắt, 2,4mg vitamin C, 3mcg folat, với 250mg natri và 105mg natri, là hai loại muối quan trọng đối với cơ thể. Những dưỡng chất quan trọng này ngăn ngừa sự thay đổi thất thường của đường huyết trong cơ thể, nhờ đó giúp kiểm soát tốt bệnh tiểu đường.
Giúp kiểm soát cân nặng: Ở người bệnh tiểu đường, việc kiểm soát cân nặng rất quan trọng. Trong khi đó, nước dừa có tác dụng ngăn ngừa cơn đói, mà không lảnh hưởng đến các dưỡng chất thiết yếu nhờ có nhiều chất xơ. Các chất kháng ôxy hóa và a xít béo omega-3 của nước dừa duy trì lượng glucose trong cơ thể và ngăn ngừa tình trạng tăng cân quá mức.
Hơn nữa, nước dừa còn ngăn ngừa những cơn đói không cần thiết, giúp bạn ăn ít hơn. Hàm lượng enzyme có hoạt tính sinh học cao của nước dừa giúp tiêu hóa và tăng cường sự chuyển hóa chất béo. Tăng chuyển hóa chất béo giúp phân hủy các tế bào mỡ thành các phân tử năng lượng hoạt động.
Có chỉ số đường huyết thấp: Nhờ chỉ số đường huyết thấp, nước dừa có thể ngừa sự gia tăng đường huyết đột ngột trong cơ thể. Ngoài ra, nước uống vô trùng này còn ngăn ngừa kháng insulin và bệnh tiểu đường type 2.
Cải thiện sự lưu thông máu: Uống nước dừa làm giảm nhẹ các triệu chứng của bệnh tiểu đường, làm giãn nở các mạch máu, và chữa trị các triệu chứng chính của bệnh như tê cứng, sự khó chịu, mờ thị lực gây ra do máu lưu thông kém.
Thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo: Uống nước dừa giúp kích hoạt quá trình trao đổi chất, nhờ đó thúc đẩy quá trình đốt cháy chất béo và đường trong cơ thể.
Tẩy độc tự nhiên: Muối kali giúp hòa tan muối thận, thúc đẩy bài tiết nước tiểu, từ đó có tác dụng hỗ trợ giải độc.
Những lưu ý khi uống nước dừa
- Không nên uống nước dừa nhiều hơn 250ml nước dừa mỗi ngày, vì có thể làm tăng lượng glucose trong cơ thể và gây tác dụng ngược. Nên uống nước dừa đúng cách, tức 2 lần mỗi tuần, sau khi kiểm tra đường huyết.
- Nếu uống nước dừa mỗi ngày, tốt nhất là chọn dừa xanh, còn non để có nhiều nước, và tránh ăn cơm dừa vì trong có nhiều chất béo và đường.
- Nếu có những vấn đề liên quan đến thận như mắc bệnh thận mạn tính, nên tránh uống nước dừa, vì có nhiều kali.