Aztec nổi tiếng với nền văn minh phát triển hưng thịnh từ cuối thế kỷ 14 cho tới khi bị người Tây Ban Nha chính phục vào đầu thế kỷ 16.
Vài nét về nền văn minh Aztec
Aztec là tên gọi một số dân tộc tại miền trung Mexico, đặc biệt là những người nói tiếng Nahuatl, thống trị phần lớn vùng Trung Mỹ từ thế kỷ 14 đến 16. Nói đến Aztec có nghĩa nói đến nền văn minh Aztec, kể cả di sản và thành tựu của người Trung Mỹ thời kỳ hậu cổ điển.
Từ thế kỷ 13, Thung lũng Mexico là trung tâm của nền văn minh Aztec, thủ đô của Tam Đồng Minh Aztec là Tenochtitlan, được xây dựng trên những đảo nhỏ giữa hồ Texcoco. Đế chế Aztec phát triển cực thịnh vào năm 1519, trước khi bị người Tây Ban Nha chinh phục, lập nên điểm dân cư mới nay là Mexico City, mở đầu tiến trình thuộc địa hóa châu Mỹ.
Người Aztec nổi tiếng với những kim tự tháp khổng lồ, những chiến binh hung dữ và văn hóa tế thần khủng khiếp. Nghiên cứu kỹ hơn cho thấy đây là một nền văn minh phức tạp và rực rỡ cho đến khi người Tây Ban Nha xuất hiện.
Phần lớn những gì chúng ta biết về người Aztec đều bắt nguồn từ một loạt các bản thảo vẽ tay đầy sắc màu được làm từ da nai hoặc vải dệt từ cây thùa. Các tác phẩm, tương tự như chữ tượng hình Ai Cập cổ đại hoặc truyện tranh thời hiện đại, có sự kết hợp giữa văn bản viết và nghệ thuật để mô tả cuộc sống hàng ngày của người Aztec, tập trung quanh thủ đô Tenochtitlan nay là Mexico City.
Ngoài ra, người Aztec còn là những bậc thầy trong các lĩnh vực như thiên văn, y học, khoa học và cả lĩnh vực tôn giáo, tâm linh.
Ngoài các chứng cứ khảo cổ được tìm thấy tại Templo Mayor ở Mexico City, nền văn minh Aztec còn được thể hiện qua những bản thảo và sự chứng kiến tận mắt của những người chinh phục Tây Ban Nha như Hernan Cortes và Bernal Diaz del Castillo.
Đặc biệt từ văn hoá và lịch sử Aztec từ thế kỷ 16, 17 được các nhà truyền giáo Tây Ban Nha hoặc người Nahuatl viết lại bằng tiếng Tây Ban Nha hoặc tiếng Nahuatl. Trong số này có Bộ quy tắc Florentine nổi tiếng do linh mục dòng Phanxicô Bernardino de Sahagún biên soạn với sự giúp đỡ của người Aztec.
Tại thời điểm hoàng kim, nền văn minh Aztec đề cập tới thần thoại và tôn giáo phức tạp, pha chút ma mị, hay những thành tựu trong kiến trúc và nghệ thuật. Ví dụ, khi nhật thực xảy ra, người Aztec lo ngại rằng mặt trời sẽ không còn đủ sức để tỏa sáng, vì thế họ đã dùng phụ nữ, trẻ em, thậm chí cả trẻ sơ sinh và các con vật để tế thần với niềm hy vọng tìm kiếm điềm lành, giống như hòa bình của người hiện đại.
Những phát hiện mới về nền văn minh Aztec
1. Tục tế thần người sống
Trong lịch mặt trời của người Aztec có tới 18 tháng và hầu hết trong các tháng này đều có các nghi thức hiến tế. Từ Atlcahualo (tháng 2-tháng 3) đến Izcalli (tháng 1-tháng 2), đàn ông, phụ nữ và trẻ em đã được dùng làm vật tế thần, chủ yếu là bị lấy tim. Theo nhà truyền giáo Bernadino de Sahagun, nhiều người đã bị đánh đập, thiêu sống và bị săn bắn như động vật.
Ngày nay, nhờ các tài liệu của những người Tây Ban Nha cho thấy nghi lễ trên vô cùng tàn bạo và man rợ nhưng người Aztec lúc đó lại xem là linh thiêng và mang tính đạo đức. Vì niềm tin tuyệt đối như vậy nên người Aztec không sợ chết, và không mơ tưởng tới cuộc sống nào tốt hơn. Các nạn nhân dùng làm vật tế thần được tôn kính, rằng linh hồn của họ sẽ được tôn vinh ở thế giới bên kia.
Ngay cả các linh mục cũng làm điều này, sẵn sàng hiến các bộ phận cơ thể mình cho nghi lễ phức tạp nói trên. Đặc biệt, các nạn nhân đã được gây mê bằng Datura innoxia, một loại cây phổ biến trong y học Aztec, có độ tê không khác gì thuốc giảm đau của y học hiện đại.
Theo những người viết người biên niên sử Tây Ban Nha, con số hiến thần đôi khi đã bị phóng đại. Ví dụ, Diego Duran đã tuyên bố có tới 80.400 người đã được dùng làm vật tế thần trong bốn ngày tại đền Templo Mayor. Điều đó có nghĩa, mỗi phú có 14 người ra đi, nhiều hơn kỷ lục sát nhân của Đức Quốc xã trong Thế chiến thứ hai.
Thành phố Tenochtitlan, với dân số 250.000 người, nếu con số trên là thật thì chẳng mấy chốc dân số sẽ cạn hết. Theo bằng chứng khảo cổ, số người tế thần chỉ khoảng 1.000 người, con số này có vẻ hợp lý bởi ngay cả người Hy Lạp, La Mã, và Trung Hoa hay Ai Cập cổ đại cũng chẳng ai giết nhiều người đến vậy.
2. Mọi thứ đều liên quan đến thần linh
Một điều khác mà người Aztec có điểm chung với người theo đạo Hindu là tin vào thần linh, đặc biệt là hai vị thần, Huitzilopochtli (thần chiến binh Mặt trời) và Tlaloc (thần mưa và nước). Những vị thần này đã được người Aztec tế hơn 1.000 phụ nữ và trẻ em để mong được mưa thuận gió hòa, mùa màng bội thu và mang lại sự bình yên cho cuộc sống.
Ngoài ra, còn có các vị thần khác như Tlahuizcalpantecuhtli (Chúa tể của Bình minh và ánh sáng). Hoặc vị thần liên quan đến các loại cây có hợp phần mang lại sảng khoái tình dục như thần Xochipilli, vị thần này bảo trợ cho xu hướng đồng tính nam.
Hay nữ thần “tái chế chất thải” Tlazolteotl-Tlaelquani, theo đó, người Aztec tôn thờ vị thần này trong lễ hội Tlacaxipehualiztli, bằng cách lột da của người bị giam cầm dũng cảm nhất sau đó sơn màu vàng quanh người, và được tôn vinh là hiện thân của thần Tlazolteotl-Tlaelquani.
3. Thế giới quan của người Aztec hợp lý hơn người phương Tây
Trong khi các nhà thiên văn học châu Âu quan tâm đến dị giáo, thì người Aztec lại phát triển một vũ trụ tinh vi dựa trên toán học, thiên văn học và sinh thái học, giống như truyền thống triết học phương Đông (Ấn Độ giáo, Phật giáo, Đạo giáo). Không giống những người chinh phục Công giáo, người Aztec không nhìn thế giới bằng thiện và ác, mà nhìn nó mang tính khoa học hơn như là một sự cân bằng giữ trật tự và hỗn loạn.
Người Aztec coi cuộc sống trần gian là phần thưởng của riêng cho mình, không xem nó là tục tĩu hay phụ thuộc vào thế giới bên kia. Người Aztec hưởng thú vui của cuộc đời và không hề từ chối, ưu tiên cho lý tưởng thực dụng của trật tự trái ngược với lý tưởng đạo đức chủ quan và độc đoán của Công giáo.
Nền tảng cho sự khác biệt này là thế giới quan của người Aztec mang tính thống nhất. Không có gì là không linh thiêng, tất cả mọi thứ được tạo ra bởi giáo phái năng lượng thiêng liêng có tên teotl. Teotl là một ý tưởng trung tâm của tôn giáo Aztec. Thuật ngữ Nahuatl thường được gọi là “thần”, nhưng nó còn mang nhiều khía cạnh trừu tượng hơn của num hoặc thần thánh, gần giống với khái niệm Mana của Polynesia.
Trong thần thoại Pipil, Teut chỉ được biết đến như là người sáng tạo và là cha đẻ của cuộc sống. Quan điểm này có phần giống với giáo lý bất nhị của người Ấn Độ cổ đại, người Aztec coi sự xuất hiện của các vật thể riêng biệt là ảo tưởng. Và họ không thấy sự phân biệt cơ bản giữa trời và đất, sự sống và cái chết, con người và thiên nhiên v.v., chúng chỉ đơn giản là cân bằng các khía cạnh của một thể thống nhất, tương tự như âm dương trong Đạo giáo (Taoism).
4. “Bữa tiệc chiến tranh” và nghệ thuật chiến đấu của người Aztec
Các chiến binh Aztec nổi tiếng là những người lành nghề và giỏi ca hát khiêu vũ, họ đã dùng công cụ này để tấn công kẻ thù. Những trận chiến của người Aztec được ví như là ‘bữa tiệc chiến tranh’. Việc sử dụng các nhạc cụ cũng rất đặc biệt trên chiến trường để giúp binh Aztec truyền đi lời cảnh báo với đối phương.
Những âm thanh cao vút từ vỏ ốc xà cừ màu hồng, tù và và tiếng trống đập thanh la, còi đồng inh ỏi đã tạo ra âm thanh chát chúa, đe dọa, khiến kẻ thù khiếp đảm, tạo ra một bữa tiệc chiến tranh đích thực.
Theo các nhân chứng người Tây Ban Nha, người Aztec vừa chiến đấu, vừa ca hát và nhảy múa, thỉnh thoảng lại thốt ra những tiếng rú lạnh người. Vì đế chế Aztec rất hùng mạnh cả về quân sự, kinh tế lẫn chính trị nên các chiến binh Aztec được tôn vinh đầu bảng và hùng mạnh.
Ngoại hình của các chiến binh Aztec to lớn, kèm theo trang phục được trang trí bằng lông vũ màu sắc không khác gì những con hổ dũng mãnh.
5. Siêu thực phẩm của người Aztec
Các nhà sử học đã tốn nhiều thời gian và giấy mực viết về nền văn minh của người Aztec trên mọi lĩnh vực. Riêng ẩm thực và dinh dưỡng đã chiếm một dung lượng lớn trong số này. Sử sách còn ghi, tảo xoắn giàu chất dinh dưỡng đã được người Aztec sử dụng để chế nước sốt cay, các món ăn chủ lực như ngô và bánh ngô, giúp người Aztec có thêm sức khỏe để chèo thuyền, chạy nhảy hay chiến đấu… Tảo xanh lam được thu hoạch từ các hồ trong Thung lũng Mexico sau đó được phơi khô, thái nhỏ để làm thực phẩm cho cả năm.
Cây thủy sinh chứa chất diệp lục, protein, axit amin thiết yếu (axit linolenic), vitamin B12, beta-carotene và nhiều loại dưỡng chất khác như thiamin, riboflavin và niacin cũng đã được người Aztec sử dụng tối đa. Tuy nhiên, sau khi bị người Tây Ban Nha chinh phục, lũ lụt, hạn hán xảy ra khiến các hồ ở Thung lũng Mexico bị cạn kiện, mất đi nguồn tảo chính, nên giới sử học cho rằng, rất có thể đây là một trong những nhân làm cho người Aztec và nền văn minh của họ bị diệt vong.
- Xem thêm: Tập tục ở rể của người miền Tây Nam bộ