Cơ quan Hàng không và Vũ trụ Hoa Kỳ (NASA) đã tạo hình ảnh 3D của rừng Amazon tại Brazil, qua đó thể hiện sức tàn phá khủng khiếp của hiện tượng hạn hán mà hiệu ứng El Nino gây ra trong thời điểm từ 2015-2016. Điều này sẽ cho phép các nhà khoa học nắm được cách mà rừng mưa nhiệt đới phản ứng với tình trạng trái đất đang nóng dần lên.
Phương pháp khảo sát thông thường đối với rừng mưa nhiệt đới mà các nhà khoa học thường leo bộ và khảo sát cây còn sống cũng như các mảnh vỡ cây chết trên mặt đất. Nhà khoa học Morton và đồng nghiệp từ NASA đã sử dụng công nghệ cảm biến laser LiDAR gắn trên một chiếc máy bay, tái hiện hình ảnh 3D của tầng sinh tái rừng nhiệt đới với 3 chuyến bay trong năm 2013, 2014 và 2016. Với 300.000 xung laser mỗi giây, LiDAR tạo ra dữ liệu cực kỳ chi tiết ở khu vực rộng hơn rất nhiều so với phương pháp thông thường.
Các nhà khoa học đã khảo sát gần thành phố Santarem của Brazil, rừng quốc gia Tapajos và một số khu rừng tư nhân khác. Đây là khu vực thường xuyên có mùa hạn hán kéo dài từ tháng 10 đến tháng 12, cùng thời điểm với nhiệt độ nước biển tăng cao ở Thái Bình Dương do hiện tượng El Nino.
Phân tích dữ liệu của 3 cuộc khảo sát, đội ngũ NASA phát hiện ra những khoảng trống mới giữa tần sinh thái của cây hoặc cành cây trong các tháng hạn hán. Cụ thể là trong thời điểm không bị ảnh hưởng bởi El Nino từ 2013 đến 2014, hiện tượng rụng cây và cành trong khu vực khảo sáng chỉ thay đổi khoảng 1,8%. Đây là một con số không hề nhỏ so với diện tích khổng lồ của Amazon, tương đương với 38.000 dặm vuông. Con số này tiếp tục tăng cao với ảnh hưởng của hiện tượng El Nino trong thời điểm từ 2014 đến 2016, với tỷ lệ chết của cây và cành cao hơn đến 65%, tương đương 65.000 dặm vuông.
Bên cạnh đó, các dấu hiệu tích cực là tỷ lệ chết của mọi kích cỡ cây, bao gồm lượng cành gãy, tăng như nhau. Như vậy có nghĩa là hạn hán không tập trung vào các cây lớn, kết quả mà nhiều nhà khoa học lo ngại khi thực hiện mô phỏng hạn hán ở khu vực nhỏ.
Điểm đáng lưu ý nữa, tỷ lệ carbon mất đi của các cây lớn vẫn chiếm đến 80%. Bên cạnh đó không chỉ đơn thuần là chết, khi một số cây lớn với chiều cao đến 25m trong tán sinh thái bị ngã thì có thể sẽ giết chết những cây nhỏ bên dưới.