Bao đời nay, biển mang đến sự trù phú với nguồn hải sản dồi dào, vùng Phan Thiết – Bình Thuận với hệ sinh thái đặc biệt mang đến loại cá cơm đặc trưng đã tạo thành nước mắm Phan Thiết trứ danh từ chính bàn tay của người dân bản địa. Câu chuyện về muối, cá và nước mắm tạo nên dấu ấn của ẩm thực Việt với “hương vị xứ sở” đậm đà bản sắc.
Chuyện ngàn năm của một hương vị
Không có quá nhiều tài liệu về nguồn gốc lịch sử chính xác về nước mắm mặc dù có nhiều ghi chép cho rằng nước mắt xuất xứ từ Châu Âu cổ đại sau đó lan truyền đến Châu Á qua con đường tơ lụa. Nhưng cũng có ý kiến cho rằng, người Châu Á tự tạo công thức nước mắm gia truyền riêng. Và người Việt Nam đã biết làm nước nắm mắm từ thế kỷ X, đây cũng là một đặc sản quý của phương Nam dùng để tiến công cho các vương triều phương Bắc.
Nghề làm nước mắm truyền thống ở Phan Thiết được cho rằng bắt nguồn từ kỹ thuật làm nước mắm của người Chăm Pa cổ xưa từ hàng ngàn năm trước. Cũng dễ hiểu bởi thời xa xưa, Phố Hài (Phan Thiết) là một cảng biển nhộn nhịp, là nơi giao thương của người Chăm, buôn bán các mặt hàng như muối, mắm, cá khô, nông sản, … Trước đây, “Ngư lộ” nghĩa là “Giọt sương tiết ra từ cá” là tên gọi của nước mắm ngày nay, điều này đã tạo ra một định nghĩa thi vị về quá trình sản xuất nước mắm – một thứ nước màu vàng rơm sóng sánh, thơm nồng “nức mũi”.
Thời gian cứ trôi, nối truyền thế hệ, nghề làm nước mắm truyền thống tại Phan Thiết vẫn được gìn giữ, bảo tồn và phát triển đến ngày nay. Có nhiều làng nghề làm nước mắm nổi tiếng hàng trăm năm ở Phan Thiết như Phú Hài, Thanh Hải, Hàm Tiến – Mũi Né, …
Từ cá và muối – những tinh hoa của biển qua bàn tay tài hoa và tâm huyết của những người con xứ biển đã tạo thành những giọt nước mắm thơm ngon, đậm đà có giá trị bền vững với thời gian.
Vị truyền thống độc đáo vang xa vượt mọi biên giới
Người Phan Thiết làm nước mắm hảo hạng với phương pháp truyền thống “ủ chượp” trứ danh. Những tháng mùa hè, sau những chuyến ra khơi đánh bắt, ngư dân mang về những món quà từ biển cả là loại cá cơm tươi rói. Với mọi tình cảm và sự chú tâm, bằng đôi bàn tay tài hoa của người làm nghề, cá và muối được trộn lẫn với nhau theo “tỷ lệ vàng” bí mật gia truyền. Hỗn hợp này được ủ tự nhiên 12 tháng trong những thùng gỗ lớn hoặc những chiếc lu sành theo cách truyền thống địa phương.
Ủ nước mắm trong lu ở Phan Thiết là một cách độc đáo và khác biệt. Thú vị hơn nữa, người làm mắm phơi muối rất cẩn thận rồi lưu trữ trong chum, vại sành cho muối thật “già” rồi mới được trộn với cá để làm nước mắm. Với cách làm này, từng giọt nước mắm tinh tuý và thơm ngon nhất dần được tạo ra với hương vị rất riêng.
Nếu có dịp ghé thăm làng chài ở Hàm Tiến – Mũi Né, bạn sẽ thấy ngay những “vườn mắm” bắt mắt với hàng trăm chiếc lu sành được xếp ngay ngắn sau vườn nhà dân. Những chiếc lu được tắm trong mưa gió, sưởi ấm trong nắng mỗi ngày như là một “chất xúc tác” tạo ra sự khác biệt hương vị nước mắm ở nơi đây.
Một trong những người có công lớn tạo nên thương hiệu nước mắm Phan Thiết là bà Lục Thị Đậu (1888 – 1974) – một thương nhân giàu có bậc nhất, cũng là người tạo ra nước mắm tĩn nổi tiếng ngày nay. Bà là người tiên phong đưa ngành nước mắm Phan Thiết đến người tiêu dùng các nơi, là người chấp cánh cho ngành nước mắm truyền thống của Phan Thiết vươn xa.
Nước mắm nâng tầm giá trị văn hoá ẩm thực
Tự hào rằng, nước mắm là nguyên liệu và gia vị “hồn cốt” của ẩm thực Việt Nam nói chung và ẩm thực Phan Thiết nói riêng. Hương vị nước mắm đậm đà kết hơp với những nguyên liệu tươi ngon, phong phú của vùng đất này đã tạo nên nền ẩm thực đa dạng và đặc sắc.
“Giọt sương tiết ra từ cá” đã góp phần tạo nên dấu ấn đậm nét cho các món ăn địa phương. Từ những món ăn dân dã như bánh căn, bánh xèo, bánh cuốn, … cho đến chén nước chấm tôn vị cho các món nướng đặc sản như gà đi bộ, thịt dê nướng mắm nhĩ, hải sản, … Tất cả, đều có trong thực đơn tại nhà hàng của Pandanus Resort – nơi phục vụ cho thực khách mọi tinh hoa của biển cả qua những món ăn đặc sắc trong các chương trình ẩm thực vào dịp lễ Quốc Khánh từ 31/08 đến 02/09/2024.
Xem thêm: Mùa hè thảnh thơi cùng Pandanus Resort Mũi Né