Theo thống kê, lượng kiều hối từ nước ngoài chảy về Việt Nam tăng liên tục ở mức cao qua các năm, ngược chiều với tình hình kinh tế thế giới suy thoái.
Ngân hàng Thế giới đánh giá Việt Nam tiếp tục nằm trong Top 10 những nước nhận nhiều kiều hối lớn nhất, dự kiến năm nay đạt 10,6 tỉ USD, tăng 6,5% so với năm 2012.
Đi cùng với lượng kiều hối, xu hướng lĩnh kiều hối bằng VNĐ cũng tăng theo. Tại Ngân hàng Vietcombank, chuyển đổi kiều hối sang tiền đồng từ đầu năm tới nay chiếm khoảng 25%, cao hơn so với tỷ lệ chuyển đổi 20% của năm 2012 và tỷ lệ từ 10 – 15% của các năm từ 2011 trở về trước.
Riêng trên địa bàn TP. Hồ Chí Minh, lượng kiều hối 11 tháng đầu năm 2013 đã đạt 4,6 tỉ USD, tăng 21% so với năm 2012.
Dòng tiền này như ngoại lực quan trọng trong việc cải thiện cán cân thanh toán, tăng dự trữ ngoại hối, ổn định tỷ giá và đóng góp cho tăng trưởng kinh tế.
Thế nhưng, bao nhiêu phần của kiều hối này sẽ tác động vào nền kinh tế thì lại là câu chuyện khác. Theo các chuyên gia, đại bộ phận kiều hối có thể chỉ rơi vào lĩnh vực sinh hoạt như ăn học, thuốc men và đặc biệt là trả nợ ngân hàng.
Chi tiêu mạnh là một yếu tố tích cực cho nền kinh tế, nhưng nếu tiền đổ ra để chữa bệnh hay trả nợ thì không phải là điều tích cực.
Có thể nói kiều hối tăng mạnh chưa phải là điểm sáng của nền kinh tế và càng không phải là điểm sáng của ngành ngân hàng. Chức năng thực sự của ngân hàng là luân chuyển dòng tiền để đi vào sản xuất và tiêu dùng, nhưng chênh lệch lãi suất ngoại tệ ở Việt Nam so với nước ngoài cũng như việc chênh lệch lãi suất giữa ngoại tệ và VNĐ ở Việt Nam hấp dẫn đến mức có thể đưa Việt Nam vào top 10 sẽ tạo nên rủi ro tiềm ẩn cho các doanh nghiệp trong nước. hị. T� h�0�ân hàng Nhà nước dứt khoát phải độc quyền xuất nhập khẩu vàng. Nêu một thực tế để nhấn mạnh quan điểm trên, ông nhấn mạnh có rất nhiều sức ép về vấn đề này nhưng Nhà nước kiên quyết giữ quan điểm độc quyền xuất nhập khẩu vàng.
Thứ hai, các ngân hàng dứt khoát không được huy động và cho vay vàng. Thủ tướng yêu cầu phải tiếp tục việc cắt bỏ hoạt động này, tránh hỗ trợ việc vàng hóa trong nền kinh tế.
Thứ ba, thị trường vàng cần được quản lý chặt chẽ để tránh ảnh hưởng tiêu cực đến ổn định vĩ mô, tác động đến tỷ giá, đến lãi suất.
Năm 2014, Thủ tướng giao nhiệm vụ cho Ngân hàng Nhà nước nghiên cứu làm sao để huy động nguồn lực vàng tích trữ trong dân trở thành nguồn vốn đầu tư phát triển cho xã hội.
Gia Minh tổng hợp