Trẻ em rất dễ bị cảm lạnh, nhiễm virus, vi khuẩn… do sức đề kháng còn yếu. Vì vậy, các biểu hiện sốt, ho rất thường gặp ở trẻ. Nhiều gia đình còn dự trữ sẵn thuốc sốt, ho trong nhà để khi trẻ bắt đầu có các triệu chứng đáng ngại trên thì cho con uống thuốc ngay. Thật không may, việc dùng thuốc thường xuyên có thể ảnh hưởng không tốt đến sức khỏe của trẻ.
1. Trẻ bị sốt
Trẻ nhỏ bị sốt nếu nhiệt độ bên trong hậu môn cao hơn 38oC, nhiệt độở miệng cao hơn 37.8oC, nhiệt độở nách cao hơn 37oC. Nhiều cha mẹ thường kiểm tra sốt bằng tay nhưng cách tốt nhất là nên sử dụng nhiệt kế để đo chính xác hơn. Sốt không phải là bệnh mà chỉ là một phản ứng bình thường khi cơ thể nhiễm khuẩn (virus, vi khuẩn). Nguyên nhân phần lớn là do các bệnh như cảm lạnh, cảm cúm, viêm họng hoặc nhiễm trùng đường tiểu. Mọc răng không phải là nguyên nhân gây sốt.
Sốt là cách cơ thể “báo động” để hệ miễn dịch tăng hoạt động, chống nhiễm trùng.Hầu hết các cơn sốt từ 37,8 đến 40oC mà trẻ mắc phải đều không nguy hiểm. Thông thường, các cơn sốt do virus sẽ kéo dài khoảng hai, ba ngày. Nhiệt độ sốt cao hay thấp cũng ít liên quan đến sự nghiêm trọng của bệnh.Sốt không gây tác hại kéo dài, tổn thương não xuất hiện chỉ khi nhiệt độ cơ thể cao hơn 42oC nhưng bộổn định nhiệt của não bộ sẽ giữ những cơn sốt dưới mức nhiệt độ này.
Khi con cái bị sốt dưới 39oC thì người lớn cần cho uống nhiều nước, mặc quần áo thoáng mát để dễ thoát nhiệt.Mặc quần áo dày và đắp nhiều chăn ấm càng làm trẻ sốt cao hơn.Nếu trẻ run rẩy vì lạnh thì cha mẹ chỉ cần đắp thêm một chiếc khăn mỏng.Không như nhiều người vẫn nghĩ, việc lau mình thường là không cần thiết trong việc hạ sốt. Nếu bạn lau mình trẻ thì nên sử dụng nước âm ấm ( 29 – 32oC). Tuyệt đối không thêm rượu vào nước, trẻ có thể hít phải hơi rượu và dẫn đến hôn mê.
Lưu ý là cơn sốt giúp con bạn chống lại sự nhiễm bệnh nên không nên dùng thuốc để kìm hãm cơn sốt, chỉ khi trẻ sốt hơn 39oC, đau đầu hoặc khó chịu mới dùng thuốc. Các loại thuốc bắt đầu có tác dụng sau 30 phút, và kéo dài hai giờ sau khi uống.Thuốc sẽ giúp giảm sốt xuống từ 1 – 1,5oC.Các bác sĩ khuyến cáo rằng trẻ em dưới 21 tuổi không được dùng aspirin điều trị sốt. Aspirin được dùng trong các bệnh nhiễm virus, như là bệnh thủy đậu hay cảm cúm, được cho là có liên quan đến một bệnh nặng hơn được gọi là Hội chứng Reye (phù não và suy gan). Nếu trẻ đang ngủ thì không nên đánh thức trẻ dậy để cho uống thuốc.
Trường hợp trẻ dưới ba tháng tuổi, sốt cao trên 40oC và cơn sốt không được cải thiện sau hai giờ uống thuốc hạ sốt, đứa trẻ có biểu hiện rất đừ (sốt thường đi cùng với nhức đầu, chóng mặt, cứng gáy, thở khó khăn, nổi hồng ban hoặc không chịu uống nước) thì cần gọi bác sĩ đến ngay lập tức. Nếu đứa trẻ bị sốt kéo dài hơn ba ngày hoặc trên 39oC thì nên đưa trẻ đến bệnh viện trong vòng 24 giờ.
2. Triệu chứng ho ở trẻ em
Hầu hết phụ huynh đều lo lắng khi trẻ bắt đầu ho húng hắng, khi thì cả tràng dài, có trẻ còn ho đến ói cả cơm sữa bất kể thời gian ngày đêm… Đôi khi tiếng ho của bé cũng gây ảnh hưởng đến giấc ngủ và khiến cả nhà lo lắng. Phụ huynh khi đưa trẻ đi khám thường kèm theo yêu cầu là làm cách nào chấm dứt bệnh ho?
Thực tế, ho không phải là bệnh mà chỉ là cơ chế có thể giúp tống vi trùng, virus, chất nhầy nhớt ra khỏi phế quản, giúp bảo vệ họng và phổi của trẻ. Ho cũng có thể là triệu chứng của cảm lạnh thông thường hay đôi khi cũng thường gặp ở trẻ bị hen suyễn nhưng cũng có khi là biểu hiện của nhiễm khuẩn đường hô hấp như: viêm mũi họng, viêm thanh quản, viêm phế quản, viêm tiêu phế quản hoặc viêm phổi.
Khi trẻ ho, phụ huynh không nên cho trẻ uống thuốc ức chế cơn ho, thuốc ngủ hoặc thuốc chống dịứng. Cách điều trị này chẳng những không giúp trẻ hết ho mà còn có thể làm nặng thêm tình trạng viêm phổi, viêm thanh phế quản và hen suyễn ở trẻ, thậm chí gây suy hô hấp ở trẻ nhỏ. Cha mẹ cũng không nên tự ý cho trẻ uống kháng sinh, có thể sẽ gây ra cho trẻ các tình trạng như: tiêu chảy, kháng thuốc hoặc dịứng thuốc. Ngoài ra, ủấm trẻ quá mức, làm thân nhiệt bé tăng lên khiến trẻ ngột ngạt, khó chịu.
Nhiều người lớn không biết rằng triệu chứng ho của trẻ trong những trường hợp ho cảm thông thường phải mất đến 2-3 tuần mới khỏi và thường ho sẽ nặng lên sau khoảng vài ngày bị bệnh. Dù uống thuốc ho hay không thì trẻ vẫn cứ ho tăng lên trong vòng bốn, năm ngày đầu và sẽ bớt ho dần sau một tuần. Khi trẻ ho do cảm lạnh kèm sổ mũi, không sốt hoặc sốt nhẹ nhưng bé vẫn ăn uống, chơi đùa bình thường, không nôn ói, cha mẹ có thể theo dõi bé ở nhà. Chăm sóc bé bằng cách cho bé uống nhiều nước cam, chanh hoặc ăn trái cây tươi, nấu cháo hoặc soup để bé dễ ăn hơn và theo dõi nhiệt độ của bé. Nếu bé đỡ ho, ăn uống tốt, không sốt, thở dễ thì thường bé sẽ khỏi trong vòng một tuần.
Một thói quen nguy hiểm nữa trong quá trình chăm sóc trẻ là cha mẹ thường ỷ lại kinh nghiệm chữa trị cho bé đầu lòng, tự ý mua thuốc, ra toa và cho bé uống thuốc khi thấy con bị ho cảm, thậm chí sử dụng các loại thuốc chưa được kiểm định của các cơ quan y tế được bày bán trên thị trường. Trong một báo cáo gần đây nhất, FDA (Cơ quan quản lý thuốc và thực phẩm Hoa Kỳ) rất lo ngại về những trường hợp ngộ độc do quá liều và bất cẩn ở trẻ em do những thuốc ho cảm bán không cần toa hoặc chỉ định từ bác sĩ. Cơ quan này đã cảnh báo các bậc phụ huynh đừng bao giờ cho trẻ em dưới hai tuổi uống thuốc ho cảm mà không được sự chấp thuận của bác sĩ. Cảnh báo này được đưa ra sau khi FDA triệu tập một tiểu ban các chuyên gia y tế vào tháng 10-2006 để xem xét lại việc sử dụng những thuốc ho thông thường ở trẻ em. Ngày càng có nhiều những nghi vấn về sựan toàn của các loại thuốc này và những nguy cơ khi sử dụng chúng cho những trẻ em, đặc biệt là những trẻ dưới hai tuổi. Các báo cáo cho thấy có hàng trăm ca quá liều dẫn đến một số trường hợp tử vong ở trẻ em khi sử dụng các loại thuốc dạng này, một số trường hợp quá liều còn dẫn đến vấn đềtim mạch và những tác dụng phụ nguy hiểm khác ở trẻ.
Tóm lại, khi trẻ ho, cha mẹ nên lưu ý các triệu chứng đi kèm sau đây để kịp thời đưa đến bác sĩ:
- Trẻ ho cấp tính kèm co thắt, khò khè, tím tái thì có thể là do trẻ bị dị vật đường thở, phải sơ cứu ban đầu và cho trẻ đến bệnh viện càng sớm càng tốt.
- Trẻ ho kèm sốt cao 39oC thi cần được bác sĩ kiểm tra xem bé có viêm phổi hay không.
- Khi trẻ ho kèm thở mệt, lồng ngực co kéo, tiết đàm nhớt nhiều, có thể bé bị viêm tiểu phế quản ở trẻ nhỏ, hen suyễn ở trẻ lớn hơn thì cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm.
- Nếu trẻ ho khàn giọng, ho ong ỏng như tiếng chó sủa, kèm khò khè thì có thể đã bị viêm thanh quản cấp tính. Cha mẹ nên đưa bé đi khám sớm, nếu trễ có thể trẻ sẽ bị khó thở.
- Nếu là trẻ nhỏ dưới 12 tháng tuổi, ho về đêm kèm nôn ói. Bác sĩ sẽ kiểm tra xem bé có bị trào ngược dạ dày, thực quản hay không.
- Nếu trẻ ho kéo dài trên hai tuần, ho vào lúc sáng sớm và về đêm thì cần gặp bác sĩ để xem xét có bị bệnh hen suyễn hay viêm xoang mũi mạn tính không.
- Các trường hợp khác như trẻ có vẻ mệt, thở hổn hển khi ho, xanh tái, ăn uống không ngon miệng, nôn ói, bạn cũng nên cho trẻ gặp bác sĩ để kịp thời điều trị.
BS Nguyễn Trí Đoàn (DNSGCT)