Câu thần chú chỉ vỏn vẹn bốn con số “6-1-1-6”, đây là lời nhắc tẩy giun định kỳ cho bé, 2 lần/năm vào dịp 6-1 và 1-6 (Quốc tế Thiếu nhi). Thực ra số lần tẩy giun tối ưu này là dựa trên khuyến cáo điều trị và phòng ngừa nhiễm giun của Tổ chức Y tế thế giới (WHO) cho dân số chung của các nước ở vùng dịch tễ cao. Nước ta nằm trong vùng dịch tễ vì có tỷ lệ nhiễm giun đường ruột vẫn còn rất cao >50% (Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương – 2011). Đối tượng đặc biệt cần áp dụng biện pháp điều trị phòng ngừa nhiễm giun đường ruột là trẻ em học đường. Còn đối với những trường hợp được chẩn đoán nhiễm giun rõ ràng hay có triệu chứng nhiều, biến chứng nặng thì số lần tẩy giun nhiều hơn, có khi 3-4 lần trong năm, và cần được tư vấn bác sĩ. Theo kết quả nghiên cứu của các nhà khoa học, hoạt chất Mebendazol 500mg là một trong các hoạt chất tẩy giun hiệu quả. Trong số ba dạng thù hình của Mebendazole là polymorph A, B và C; thì polymorph C được giới y khoa đánh giá là có hoạt tính tẩy giun cao nhất, ít độc tính nên ít các tác dụng phụ, an toàn và dung nạp tốt khi sử dụng.
Ngoài ra, để hạn chế nguy cơ nhiễm giun, mẹ cần hướng dẫn thực hiện vệ sinh bàn tay sạch sẽ cho trẻ trước khi ăn; đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm, ăn chín uống sôi; tránh cho trẻ ăn những thực phẩm như: rau sống, các loại ốc, thịt tái, tiết canh, nem chua,… để không bị nhiễm giun.
Trong khuôn khổ chương trình “Tẩy giun học đường – 2017”, lần đầu tiên Viện Sốt rét – Ký sinh trùng – Côn trùng Trung ương, Sở Giáo dục và Đào tạo, phối hợp thực hiện cuộc thi tìm hiểu về nhiễm giun đường ruột cho các em học sinh vào ngày 11-4 vừa qua tại TP.HCM. Cuộc thi được tài trợ bởi VPĐD Janssen-Cilag Ltd, với mong muốn nâng cao ý thức giữ gìn vệ sinh cá nhân, đồng thời kiểm tra kiến thức về việc tẩy giun định kỳ của các em sau ba năm thực hiện chương trình “Tẩy giun học đường”. Cuộc thi đã thu hút 100 em học sinh từ năm trường tiểu học trong nội thành TP.HCM tham gia.