Bạn yêu thích các bộ phim? Có thể bạn cũng đang viết một kịch bản phim và mơ một ngày sẽ đạo diễn bộ phim của chính mình? Bạn nghĩ rằng một trường dạy làm phim là nơi hoàn hảo để bạn theo đuổi ước mơ? Bài viết dưới đây của Genevieve Wong, người đang học tại Trường đào tạo điện ảnh, Đại học New York sẽ cho bạn một vài lời khuyên chân tình.
Trường dạy làm phim của Đại học New York là một trong những trường tốt nhất, theo học ở đây thực sự là một trải nghiệm để trưởng thành nhưng cũng là một thách thức lớn. Là sinh viên năm cuối ở đó, nhưng tôi không có một công việc đảm bảo nào sau khi tốt nghiệp và điều đó khiến tôi sợ hãi vô cùng. Tôi bắt đầu với những ước mơ mà mọi người ai cũng mơước – đó là trở thành một đạo diễn phim, hoặc ít nhất là làm việc cho truyền hình. Tôi muốn sáng tạo ra những bộ phim hài lãng mạn và khiến mọi người phải bật cười. Đại học New York dường như là con đường vô cùng đúng đắn để đến được đó. Không phải để phàn nàn gì, nhưng chẳng có ai đỡ lưng cho tôi và tôi dường như không có lấy một mối quan hệ với Hollywood nào cả.
Nói trắng ra thì ở trường dạy làm phim bạn sẽ vượt qua được thôi – với rất nhiều tiền. Trong khi mẹ tôi chi trả cho những khoản phí lớn – gần 40.000 USD một năm bao gồm học phí, tiền nhà ở và phí cho xưởng phim, tôi chắt bóp tiết kiệm để có thể có 10.000 USD dành cho việc thực hiện bộ phim của mình. Một bộ phim chuyên nghiệp sẽ tốn 1.000 USD mỗi phút. Bộ phim này có vai trò như danh thiếp của tôi ở Liên hoan Phim Sundance (liên hoan này nhận rất ít phim ngắn). Và nếu tôi may mắn, liên hoan này sẽ chiếu phim của tôi và nếu may mắn hơn, một đại lý phim nào đó sẽ xem nó và ký hợp đồng với tôi. Đại lý này sẽ cho tôi công việc, với một ít từ sự giúp đỡ của những mối quan hệ tôi tạo dựng khi học ở trường. Nghe cũng giống một bộ phim đấy chứ?
Bạn sẽ tìm việc như thế nào ở thành phố này?
Tôi từng là trợ lý sản xuất cho South Park vài năm trước. Tôi có công việc đó qua người quen, nhưng sau đó may mắn không mỉm cười với tôi, tôi luôn bị những công việc khác từ chối. Tôi bị Blue’s Clues từ chối! Ngay cả trong trường cũng luôn có một không khí nặng nề. Tôi nhìn xung quanh những người bạn tài năng đó – và tôi biết mình đang tranh đua với từng người vì một cơ hội để thành công.
Nhìn thấy những vụ nói xấu sau lưng hay dùng mưu mẹo để chuộc lợi diễn ra xung quanh, tôi vỡ mộng với ngành giải trí hiện tại. Tôi sẽ làm phim của tôi và đi thực tập – và để an toàn nữa, tôi nộp đơn cho cả trường luật.
Bạn sẽ luôn luôn bận rộn
Tôi đã học được rất nhiều về quá trình sản xuất phim vô cùng phức tạp. Bên cạnh những lớp nhân văn, toán và khoa học, tôi phải học ở Đại học New York, tôi học tất cả về quá trình làm phim. Tôi thấy bản thân tiến bộ hơn mỗi ngày. Hiện giờ tôi đang học dựng phim, hoạt hình, các phần mềm máy ảnh liên quan tới ảnh, các kỹ năng internet, ánh sáng, kỹ thuật quay phim, lịch sử, biên kịch và đạo diễn.
Trường dạy làm phim tại ĐH New York
Đã từng có ngày, tôi vừa đọc về kỹ thuật điện ảnh, giúp đỡ các học sinh khác với phim của họ, hợp tác để chụp ảnh cho dự án của tôi, viết một kịch bản mới và thức tới tận ba giờ sáng để dựng phim hay lựa chọn giữa các trường đoạn. Bạn của tôi đã làm cả một bộ phim tài liệu về anh chàng trong bộ trang phục sandwich ở đường hầm. Tôi làm một bộ phim tài liệu về việc làm bánh pizza và một bộ phim về một vài người New York đã phải đấu tranh như thế nào để giữ lại công viên địa phương. Tốn khá nhiều sức đấy, đặc biệt là khi bạn phải bắt cả taxi để vác hết những thiết bị quay nặng nề qua những con phố chật cứng ở New York!
Cho đến thời điểm hiện tại, lớp học tôi yêu thích nhất là lớp biên kịch. Chỉ có 10 sinh viên trong lớp ngồi quây quần và kể các câu chuyện cuộc đời mình. Giáo sư của chúng tôi gọi đó là trị liệu. Chúng tôi đều phải cố vượt trội hơn hẳn, thuyết phục lẫn nhau rằng chúng tôi có những vấn đề tinh thần trầm trọng nhất (Và sau đó ở bữa trưa, chúng tôi thừa nhận đó chỉ là những lời nói dối!).
Ngành công nghiệp phim thật đáng sợ! Bạn phải có những mối quan hệ, bạn phải làm 12 tiếng mỗi ngày, bạn phải liên tục cảnh giác – nhưng tôi chẳng hề hối hận vì đã học phim.
Chỉ có ba trường dạy làm phim nổi tiếng ở đất Mỹ này. Đó là Đại học Bắc Carolina (USC), Đại học New York (NYU) và Đại học California (UCLA). Các trường đại học khác cũng có ngành phim nhưng ba trường trên mới thực sự là nơi đào tạo bao quát nhất. USC hướng đến điện ảnh phổ biến trong khi NYU hướng tới điện ảnh độc lập. Chương trình của UCLA là hai năm cuối đại học, nhưng không có gì đảm bảo việc bạn được nhận vào UCLA nghĩa là bạn sẽ có một chương trình phim. NYU nhận 150 sinh viên mỗi năm, trong khi USC nhận khoảng 100. Một số đạo diễn nổi tiếng từng học NYU như Spike Lee, Martin Scorsese, Amy Heckerling, Ang Lee.
Khi biết rằng cơ hội của mình không nhiều lắm, tôi đã nộp hồ sơ cho khoa biên kịch và khoa phim của USC và NYU. USC từ chối tôi. Khoa phim NYU từ chối tôi nhưng tôi lại được nhận vào khoa biên kịch. Phải đến tận năm thứ hai tôi mới được trợ cấp để học bằng kép ngành phim và biên kịch. Đó là lần thử thứ ba của tôi. Nếu bạn không được nhận vào trường phim từ khi học đại học, hãy thử lại khi học cao học. Bạn có hay không học ở những trường phim thực ra không phải điểm mấu chốt. Thành công của bạn ở ngành công nghiệp này thực sự phụ thuộc vào người bạn quen.
[note color=”#c0c0c0″]Trường dạy làm phim tại ĐH New York
Những chương trình phim tốt ở California gồm có American Film Institute in Los Angeles, Chapman University, Loyola Marymount, Cal State Northridge, Cal State Fullerton, CalArts, Stanford, San Francisco State, The San Francisco Art Institute.
Ngoài California, các chương trình tốt còn có tại Columbia College ở Chicago, Florida State, North Carolina School of the Performing Arts tại Winston-Salem, Northwestern University in Evanston, Illinois, Syracuse University tại New York and the University of Texas tại Austin và USC.[/note]