Định giá là cả một nghệ thuật cân bằng. Nếu giá bán quá cao, thậm chí tại phân khúc thị trường cao cấp, bạn sẽ tự đánh mất tính cạnh tranh vì chẳng ai dám mua hàng của bạn cả. Nếu giá bán quá thấp, lợi nhuận của doanh nghiệp sẽ cũng rất thấp, thậm chí chuyển thành lỗ.
Định giá bán chính là việc bạn hoàn toàn chủ động quyết định khoản lợi nhuận thu được nhờ những giá trị mà bạn tạo nên trong sản phẩm hoặc dịch vụ. Về phần người sử dụng, họ không quan tâm đến những chi phí mà bạn đã phải chi. Thứ họ muốn chính là một mức giá vừa ý.
Công thức tính giá cả hoàn toàn chịu tác động từ thị trường. Do đó, trước tiên, hãy tìm hiểu những mức giá người tiêu dùng chấp nhận được. Để làm được điều ấy, bạn phải đánh giá sáu yếu tố chủ chốt sau đây:
Nhu cầu. Liệu những sản phẩm bạn mang đến thật sự cần thiết hay là tuyệt vời đối với người tiêu dùng không? Nhu yếu phẩm và xa xỉ phẩm đều tạo ra tác động cảm xúc cho người tiêu dùng, nhưng để lôi kéo việc mua hàng với mức giá cao hơn bình thường, phải làm sao cho khách hàng tin rằng họ cần phải mua thứ bạn đang bán.
Lựa chọn khác. Có không những sản phẩm, những dịch vụ khác trên thị trường đáp ứng được các nhu cầu của khách hàng? Bạn cần hiểu rõ quan điểm của khách hàng về những món hàng đang có mặt trên thị trường để cố gắng đáp ứng đúng nhu cầu của họ, hoặc giải quyết đúng một mối bận tâm đặc biệt nào đó của họ.
Nhận thức về giá trị. Những gì có giá trị mà khách hàng đang nhìn nhận về các sản phẩm hoặc dịch vụ mà bạn cung ứng? Có nhiều cách để xem xét một giá trị, chẳng hạn hàng hóa A hãng dịch vụ B sẽ giải quyết được một vấn đề phức tạp ra sao, sẽ mang đến những tiện ích bổ sung hoặc loại bỏ những rủi ro thấy được thế nào. Giá trị không hề gắn liền với đồng tiền mà khách hàng bỏ ra, trái lại, nó khẳng định sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn sẽ cải thiện đời sống của khách hàng thế nào.
Tính chất phù hợp. Món hàng bạn bán có tương xứng với những gì khách hàng đang tìm kiếm? Nếu nó không tương xứng thì giá có rẻ bao nhiêu, khách hàng cũng không mua.
Uy tín. Liệu doanh nghiệp của bạn có được nhìn nhận như một nhà cung cấp vững vàng trong thị trường bạn đang lên kế hoạch mở rộng thị trường? Nếu câu trả lời là không, ắt hẳn bạn sẽ phải gặp phải rào cản vô cùng to lớn bạn đang mang đến thị trường hàng hóa thật sự tốt. Tín nhiệm luôn thách thức những doanh nghiệp mới xuất hiện trên thị trường.
- Xem thêm: Khi nào nên tăng giá bán hàng?
Năng lực hoạt động. Đó chính là việc bạn làm tốt đến đâu những cam kết của bạn với khách hàng? Nhận thức về chất lượng thường gắn trực tiếp với những gì mà một sản phẩm hoặc dịch vụ phải đem lại cho người mua hàng.
Chịu tác động mạnh bởi sáu yếu tố trên, định giá đúng là một việc rất quan trọng, quyết định sự thành bại trong kinh doanh của doanh nghiệp. Hãy bỏ thời gian cho việc khảo sát và tìm kiếm những ích lợi từ sáu yếu tố đã nêu nhằm tạo được sức cạnh tranh và thúc đẩy doanh nghiệp hoạt động hiệu quả hơn.