Số liệu của ngành ngân hàng đưa ra trong cuộc trao đổi với báo chí cho thấy tính đến ngày 31-5, nợ xấu theo các tổ chức tín dụng báo cáo là hơn 117.000 tỉ đồng, chiếm 4,47% so với tổng dư nợ tín dụng. Tuy nhiên, theo kết quả giám sát của cơ quan thanh tra, giám sát ngân hàng công bố tuần qua, nợ xấu của các tổ chức tín dụng là hơn 202.000 tỉ đồng, chiếm 8,6% tổng dư nợ cấp tín dụng, trong đó 84,16% được đảm bảo bằng tài sản.
Kết quả khác nhau này là do khoản nợ rủi ro và năng lực quản trị rủi ro của các tổ chức tín dụng thường khác nhau, nên việc sử dụng các tiêu chí định tính trong phân loại nợ dễ dẫn đến sự thiếu minh bạch. Bên cạnh đó, có một số tổ chức tín dụng không thực hiện đúng quy định về phân loại nợ, ghi nhận nợ xấu thấp hơn thực trạng và quy định để giảm chi phí trích lập dự phòng rủi ro.
Một nguyên nhân nữa đó là do thiếu thông tin về phân loại nợ của khách hàng tại các tổ chức tín dụng, nên dẫn đến có sự khác nhau về nhóm nợ của một khách hàng quan hệ tại nhiều tổ chức tín dụng.
Ông Nguyễn Hữu Nghĩa, quyền Chánh thanh tra Giám sát Ngân hàng Nhà nước cho biết, nợ xấu ngân hàng thực sự là bao nhiêu còn phụ thuộc vào cách phân loại nợ theo tiêu chí nào. Trên thực tế, không có chuẩn mực nào về phân loại nợ, nên việc sử dụng hệ thống tiêu chí phân loại nợ khác nhau sẽ cho kết quả nợ xấu không giống nhau.
Theo Ngân hàng Nhà nước, mặc dù các tổ chức tín dụng ViệtNamcó tỷ lệ nợ xấu trên tổng dư nợ khá lớn và đang có chiều hướng tăng, nhưng vẫn còn thấp hơn so với nhiều nước. Bản chất nợ xấu hiện nay của các tổ chức tín dụng có nhiều yếu tố góp phần làm giảm thiểu tổn thất như đến cuối tháng 5-2012, các tổ chức tín dụng đã trích lập dự phòng rủi ro được 67,3 ngàn tỉ đồng, chiếm 57,18% nợ xấu.
Ngoài ra, phần lớn nợ xấu được đảm bảo bằng tài sản, nhờ đó, tổ chức tín dụng có thể thu hồi được một phần, hoặc toàn bộ khoản nợ xấu từ việc bán, xử lý tài sản bảo đảm. Tính đến cuối tháng 3-2012, trong tổng nợ xấu của các tổ chức tín dụng có 84,16% được bảo đảm bằng tài sản và 15,84% không được đảm bảo. Tổng giá trị tài sản bảo đảm bằng 134,8% tổng nợ xấu.
Nợ xấu tập trung vào sản xuất và công nghiệp, xây dựng. Dư nợ cho vay đầu tư kinh doanh bất động sản đến cuối tháng 5-2012 là khoảng 197.000 tỉ đồng. Nợ xấu ở mảng này chiếm tỷ lệ khoảng 10,3% tổng nợ xấu của ngân hàng. Giá trị tài sản đảm bảo cho nợ xấu trong dư nợ bất động sản lên tới 180% dư nợ.
Đô đốc Cecil D. Haney, chỉ huy Hạm đội Thái Bình Dương, gặp Đô đốc Nguyễn Văn Hiến, Tư lệnh Quân chủng Hải quân Việt Nam, Thứ trưởng Bộ Quốc phòng