Kinh tế mỗi một tỉnh của Nhật Bản đều có quy mô bằng vài lần nền kinh tế Việt Nam. Mỗi địa phương đều có sự quan tâm mạnh mẽ từ cả chính quyền lẫn doanh nghiệp đối với Việt Nam. Nhưng Việt Nam cần tạo điều kiện để doanh nghiệp Nhật Bản thành công và ngược lại, doanh nghiệp Nhật Bản cần cho biết rõ mình cần gì, muốn đầu tư ở đâu và với điều kiện nào.
Cũng tại diễn đàn này, Chủ tịch Hiệp hội Doanh nghiệp Nhật Bản tại Việt Nam Sato Motonobu cho rằng Việt Nam đang có lợi thế lớn trong cuộc chạy đua thu hút FDI Nhật. Đó là thiện cảm của người Nhật với Việt Nam và ông đánh giá đây là điều đến trước cả khi nói về đầu tư, kinh doanh. Người Nhật cũng cảm thấy yên tâm ở một đất nước mà chính trị – an ninh ổn định và có nhiều tương đồng về văn hóa, tôn giáo như ViệtNam.
Mặt khác, kỳ vọng về quy mô kinh tế và thị trường ViệtNamcũng là sức hút lớn. Nhưng nhược điểm của Việt Nam là thiếu nguồn nhân lực quản lý, nguồn điện không ổn định, thiếu cơ chế chính sách, chính sách hay thay đổi và doanh nghiệp Nhật còn thiếu lòng tin bởi những khó khăn đi xin chứng nhận, ưu đãi…
Bộ trưởng Bộ Kế hoạch – Đầu tư Bùi Quang Vinh tham gia diễn đàn bày tỏ quan điểm rằng đã đến lúc Việt Nam cần nghe những lời thẳng thắn và chỉ có những người bạn chân tình cũng như có sự tin cậy mới nói điều thẳng thắn mà bỏ qua cách nói bóng bẩy, ngoại giao.
Một trong những điều mà Bộ trưởng Vinh thẳng thắn trao đổi là hiện nay, tuy Việt Nam có cơ hội rất lớn để thu hút đầu tư của các doanh nghiệp Nhật, nhưng trên thực tế, Việt Nam không phải là điểm đến duy nhất mà bên cạnh đó còn Thái Lan, Campuchia, Lào, Malaysia…
Một ví dụ điển hình là ngành công nghiệp ôtô tuy có chiến lược tham vọng nhưng chính sách lại đi ngược lại mục tiêu nên đã “kìm hãm và tiêu diệt” ngành công nghiệp non trẻ này của Việt Nam. Đồng thời, ông cũng không quên “nhắc nhở” phía Nhật “Hiện nay mới chỉ có 5% đầu tư vào ViệtNamlà có chuyển giao công nghệ. Phải có cơ chế để các doanh nghiệp Nhật Bản chuyển giao và các doanh nghiệp ViệtNamtiếp nhận.
Gia Minh tổng hợp