Đây là một vấn đề mà vài năm trước tôi nghĩ điều đó thật không đáng. Vào thời điểm đó, tôi cảm thấy mình vẫn còn trẻ và không cần phải suy nghĩ đến những việc xa xôi như vậy.
Nhưng khi dần trưởng thành, với những kinh nghiệm tích lũy được, đặc biệt là sau 30 tuổi, tôi bất chợt nhận ra rằng vấn đề này cần phải được chú trọng, nếu không thì việc chúng ta trải qua nhiều năm làm việc như vậy cũng không thể so sánh với người khác, lại càng không có sự khác biệt lớn so với thời điểm bản thân khi vừa mới tốt nghiệp.
1. Phải học cách nói lời tạm biệt với “thời điểm vừa mới tốt nghiệp”
Chúng ta đều nói tuổi trẻ tràn đầy năng lượng, tràn đầy hi vọng. Tuổi trẻ là một nguồn vốn đồ sộ. Tuy nhiên, nếu xét ở nơi công sở thì tuổi trẻ không thực sự là một điều tốt.
Chúng ta hãy thử nhìn lại quá trình mà chúng ta đã trải qua khi vừa mới tốt nghiệp. Thời điểm đó, chúng ta cầm bản sơ yếu lý lịch dày cộp, đi đôi giày cao gót cực cao, trang điểm không phù hợp với thời điểm và hoàn cảnh bước vào nơi xin việc. Khuôn mặt non nớt chưa có kinh nghiệm, khiến cho chúng ta khi đi phỏng vấn luôn bị chặt chém mức lương. Tuy vậy, tôi vẫn chân thành nói với người phỏng vấn tôi rằng: “Tôi chưa có kinh nghiệm, nhưng tôi sẵn sàng học hỏi để thích nghi với công việc mới “; và cũng không ít lần gặp phải sự nghi ngờ và bỏ qua của người xét tuyển phỏng vấn.
Tôi đã từng trải qua quá trình xin việc như thế. Khi vừa mới tốt nghiệp đại học, tôi đến ứng tuyển ở vị trí chuyên viên phòng kế hoạch của một tập đoàn, ban xét tuyển đã phỏng vấn qua hàng chục người và cảm thấy kỹ năng viết, khả năng lập kế hoạch và khả năng hùng biện của tôi đều khá tốt, tuy nhiên vì tôi chưa có kinh nghiệm, nên họ đã cân nhắc so sánh khá lâu, và cuối cùng phải hơn một tháng trôi qua mới thông báo tôi đến làm việc.
Tất cả những điều này là do chúng ta còn quá trẻ, thiếu kinh nghiệm, thiếu sự thành thạo. Vì vậy, nếu đã làm việc được 10 năm rồi, chúng ta nên nói lời tạm biệt với sự non nớt, thiếu chuyên nghiệp như thế. Sự thay đổi này không chỉ ở bề ngoài mà cả trong suy nghĩ của chúng ta. Đây mới chính là thái độ nên có của những người trẻ tuối đã có 10 năm kinh nghiệm làm việc, nó cũng là khởi đầu cho việc thay đổi toàn diện và hoàn thiện bản thân.
2. Phải cho người khác thấy rằng bạn chuyên nghiệp
Cách đây không lâu, tôi đang ngồi uống cafe tán gẫu với một người bạn cùng lớp đại học, vì rảnh không có gì để làm nên bạn tôi lướt facebook và ngẫu nhiên kích vào trang cá nhân của một người bạn. Khi cô ấy nhìn thấy tấm ảnh của bạn học cùng lớp ấy, cô ấy mở ảnh ra và đưa cho tôi xem; sau đó nói với tôi rằng: “Nhìn này, bạn Hoa lớp mình làm lâu trong ngành mỹ phẩm rồi mà lại vẽ đôi lông mày như thế này nhỉ? Một người phụ nữa đã hơn 30 tuổi rồi, sao cả ngày lại có thể khoe mẽ như vậy chứ?”.
- Xem thêm: Làm việc 5 giờ mỗi ngày: Tại sao không?
Lúc đầu, tôi cảm thấy hơi buồn cười, thậm chí còn thấy cô ấy có vẻ nhàn rỗi thích soi mói chuyện người khác. Nhưng nghĩ lại, trong thâm tâm tôi lại cực kỳ đồng tình với bình luận sắc bén nhưng cũng khá chuyên nghiệp của cô bạn tôi. Về người bạn thích khoe ảnh kia đã gắn bó với ngành mỹ phẩm nhiều năm nhưng đến hiện tại vẫn chưa học được cách trang điểm cho mình một cách tinh tế. Các loại mỹ phẩm mà cô ấy dùng luôn đem lại cho mọi người cảm giác rẻ tiền, kém chất lượng, còn khuôn mặt vàng sẫm của cô ấy khiến ta có cảm giác rằng cô ấy và mỹ phẩm không có mối liên quan nào. Có lẽ đây chính là lý do tại sao mức lương mà cô ấy nhận được lại không có sự khác biệt nhiều so với một người mới vào nghề.
Nếu bạn chuyên về một lĩnh vực nào đó, nhưng bạn lại không thể làm nó một cách dễ dàng nhất, vậy thì bạn dựa vào đâu để yêu cầu sếp cho bạn thăng chức và tăng lương? Nếu bạn đem đến cho khách hàng cảm giác rằng bạn không chuyên nghiệp, vậy tại sao họ nên hợp tác với bạn? Do đó, làm việc trong mười năm, mở ra khoảng cách giữa bạn và những người khác, thực ra là thể hiện bạn có phải là người có trí tiến thủ, có thể dễ dàng kiểm soát công việc của mình không, hay là bạn có dám thực hiện một bước đột phá nâng tầm bản thân trong lĩnh vực mà bạn đang làm hay không?. Ví dụ, đầu tư bồi dưỡng kỹ năng.. v.v. Điều này rất quan trọng, và nó rất có thể xác định hướng đi trong tương lai của bạn.
3. Phải trau dồi, bồi dưỡng bản thân – bằng mọi giá!
Cách đây một thời gian, với cơn sốt của bộ phim “Hoan Lạc Tụng 2” (Ode To Joy 2), Lưu Đào trở lại với công chúng trong vai diễn Andy. Nhân vật trong bộ phim này nhận được sự đánh giá quan tâm nồng nhiệt của các phương tiện truyền thông. Trong đó, Andy được mọi người chú ý nhiều nhất. Vậy trong con người của Andy toát lên khí chất và lôi cuốn như thế nào mà được nhiều người chú ý đến như vậy.
Khi tôi đưa ra câu hỏi như thế này nhất định sẽ có rất nhiều người nghĩ đến một từ, đó là từ “Ưu tú”. Không sai, Andy có thể thu hút ánh nhìn của hàng nghìn, hàng vạn người,không phải vì cô ấy quá xinh đẹp, không phải cô ấy là ai khi thủ vai Andy, mà là hình tượng hoàn mỹ ưu tú mà cô ấy đã xây dựng thành công.
Bằng cách phân tích thành công từ nhân vật Andy, không khó để nhận ra khí chất ưu tú của một người có thể đem đến nhiều lợi ích hơn, nhiều cơ hội hơn, thậm chí là mang lại nhiều khả năng dẫn đến thành công hơn.
Gần đây, tôi đang theo học khóa học “Xây dựng hình tượng người phụ nữ khí chất”. Giáo viên của tôi đã đặc biệt nhấn mạnh đến cách ăn mặc khi đi làm. Cô giáo nói nếu bạn đã làm việc 10 năm thì bạn không nên nói nhiều về tuổi trẻ mà nên nói về khí chất ưu tú của bạn. Loại khí chất này một mặt thể hiện ra bên ngoài ở cách trang điểm, ăn mặc, ở thần thái, mặt khác thể hiện qua bề dày kinh nghiệm, sự điềm tĩnh, can đảm đưa ra phán đoán và chiến lược.
Do đó, mười năm làm việc sẽ quyết định bạn là người mới vào nghề hay là người ưu tú, mấu chốt là bạn đã nói lời tạm biệt hình tượng bản thân khi vứa mới tốt nghiệp hay chưa? Liệu bạn có đủ sự chuyên nghiệp và sự trưởng thành hay chưa? Và liệu bạn đã nuôi dưỡng được khí chất của bản thân chưa? Nếu làm được cả ba điều này thì bạn đang tiến đến rất gần với giới hạn của một người ưu tú đấy.