Giá trị chính là điều được khách hàng đặt nhiều kỳ vọng nhất vào sản phẩm và dịch vụ mà họ chọn lựa. Có rất nhiều cách để tạo nên giá trị, cả hữu hình lẫn vô hình.
Muốn cạnh tranh thành công trên phương diện giá trị, bạn cần phải hiểu rõ về khách hàng và thị trường bằng cách trả lời những câu hỏi sau:
- Ai sẽ sử dụng sản phẩm hoặc dịch vụ của bạn và sử dụng chúng như thế nào?
- Đâu là tính ưu việt của sản phẩm hoặc dịch vụ do bạn cung cấp?
- Khách hàng của bạn đưa ra quyết định dựa trên tiêu chí nào?
- Những điều mà khách đến đề nghị bạn giúp đỡ khắc phục?
- Khách hàng của bạn nghĩ gì về đối thủ của bạn cũng như những sản phẩm hoặc dịch vụ mà họ cung cấp?
- Các đối thủ cạnh tranh đang quảng bá, định giá và bán sản phẩm hoặc dịch vụ của họ ra sao?
Để xây dựng một nền tảng kiến thức vững vàng giúp cho việc xây dựng các giá trị thương hiệu, bạn nên tham khảo những chỉ dẫn hữu ích dưới đây:
- Đọc và nghiên cứu những bài viết trong tạp chí chuyên ngành và bản tin đề cập đến những sự kiện, vấn đề thách thức và các nhân vật quan trọng trong lĩnh vực bạn đang kinh doanh.
- Đọc những bài PR và báo cáo thường niên của các khách hàng mục tiêu và các đối thủ cạnh tranh.
- Tham gia các sự kiện, nơi có mặt cả những khách hàng hiện tại, khách hàng tiềm năng và những người định hướng thị trường.
- Siêng năng thu thập các thông tin, phân tích xu thế và xác định rõ các cơ hội để có thể dễ dàng thảo luận với các khách hàng.
Từ đó, bạn sẽ có cơ sở thiết lập những giá trị dành cho khách hàng. Muốn thành công, bạn phải xây dựng giá trị thương hiệu dựa trên hai yếu tố quan trọng là độc đáo và ưu việt.
- Xem thêm: Tìm hiểu đối thủ cạnh tranh
Cần lưu ý rằng hai yếu tố đó không chỉ nằm trong sản phẩm hoặc dịch vụ, mà còn phải được bạn và các đồng nghiệp luôn tự đặt ra những câu hỏi cụ thể để cùng nhau vắt óc sáng tạo.
Khi đã thiết lập được các giá trị thương hiệu, cần chuyển chúng thành những cam kết cụ thể để truyền bá thống nhất trong doanh nghiệp. Tất cả nhân viên của bạn phải nắm bắt được các cam kết mang đến những giá trị cho khách hàng.
Nếu thấy giá trị nào đó chưa thật sự thuyết phục được khách hàng, hãy thúc đẩy mọi nhân viên cùng bạn điều chỉnh, nâng cao.
Nên thường xuyên trao đổi với khách hàng để biết họ đã nhận được những gì mà doanh nghiệp của bạn đã cam kết. Một khi phát hiện có khách hàng nào đó chưa nhận được đầy đủ những cam kết, hãy tìm cách bù đắp ngay cho người ấy.