Ho thường kèm theo cảm giác đau rát, ngứa họng, mất tiếng, gây khó chịu cho bệnh nhân. Để quá trình điều trị nhanh chóng đạt kết quả, ngoài việc tuân thủ các phác đồ điều trị của bác sĩ thì chế độ dinh dưỡng cũng đóng vai trò quan trọng. Vậy khi bị ho ta nên ăn uống ra sao?
Bị ho nên ăn gì?
Nên dùng các thực phẩm dễ nuốt, mềm để hạn chế tối đa việc kích thích phần niêm mạc ở cổ họng đang đau rát. Những món ăn được khuyên dùng là các món xúp, cháo thịt bằm, cháo tía tô, nước luộc rau củ… Những món ăn này vừa đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng, vừa giúp cho việc điều trị dễ dàng hơn.
Các loại rau củ quả có màu xanh, đỏ đậm, thịt heo, cam, chanh, rồi thực phẩm giàu kẽm như ngao, sò, củ cải trắng,… đều chứa hàm lượng lớn vitamin A và C, hỗ trợ giảm ho, làm dịu các cơn đau rát cổ họng, tăng cường sức đề kháng và bồi bổ sức khỏe.
Nên ăn nhiều tỏi, hành tây, tía tô vì chúng có công dụng kháng viêm, tiêu diệt virus, góp phần trị ho, viêm họng.
Bị ho nên kiêng ăn gì?
Không nên ăn các loại thủy sản vì chúng có thể gây khó thở và mùi tanh sẽ tạo ra kích ứng gây ra ho. Nên tránh ăn các loại rau củ quả có chứa nhiều chất nhầy như rau đay, mồng tơi, khoai sọ, củ từ… vì chúng có thể kéo đờm gây kích thích cổ họng, làm cơn ho gia tăng.
Bệnh nhân không nên ăn ngay các đồ được bảo quản trong tủ lạnh vì hơi lạnh làm phổi bị lạnh, khiến cơn ho nặng thêm, các cơ quan có liên quan như tì vị cũng bị suy giảm chức năng. Cần hâm nóng đồ ăn trữ lạnh rồi mới ăn.
Một số món ăn không thích hợp với người bị ho, viêm họng là lòng đỏ trứng, xúp khoai, xốt có bột năng, bột đao… do khó nuốt. Không nên ăn thịt gà khi đang bị ho và điều trị bệnh ho, viêm họng.
Cần tránh rượu lạnh, bia lạnh, thức uống có gas ướp lạnh vì chúng không thể sát khuẩn, mà ngược lại, làm cho tình trạng viêm họng trở nên trầm trọng hơn.
Các gia vị như ớt, gừng, tiêu, sả, mù tạt… có thể làm họng sưng rát, nóng đỏ. Vị cay kích thích cổ họng khiến các cơn ho càng tăng.
Không nên ăn nhiều các món nướng, chiên bởi những món ăn cứng khi nuốt sẽ cọ xát với thành họng gây đau, xước, khiến họng lâu phục hồi. Đồ chiên, xào còn làm dịch đờm tăng, ho lâu khỏi.
Không nên cho trẻ bị ho ăn các món ăn xông khói, những món có hàm lượng muối cao như bim bim, khoai tây chiên… Việc ăn nhiều loại đồ ăn nhanh kể trên có thể làm bệnh thêm nặng.
Các bài thuốc dân gian chữa ho
Bài thuốc đơn giản nhất là dùng lá diếp cá, lá hẹ hấp đường phèn, mật ong hấp quất, lá húng chanh… để vừa điều trị các cơn ho, vừa ngăn ngừa bệnh không quay trở lại.
Bạc hà dạng kẹo giúp thông các niêm mạc tiết đầy dịch khi ho, ho có đờm, viêm họng kèm ngứa, sổ mũi, nhưng lưu ý là nó không hợp với người viêm họng giai đoạn đỏ rát đau.
Giấm táo rất tốt cho người ho, viêm họng vì diệt khuẩn, kích thích tăng sinh miễn dịch, ngừa bội nhiễm.