Stress mạn tính làm tăng hormon gây stress cortisol, ảnh hưởng đến các chức năng của não, dẫn đến nguy cơ bị rối loạn tâm trạng và nhiều vấn đề khác về tinh thần.
Sản sinh các gốc tự do, giết chết các tế bào não
Cortisol làm dư thừa chất dẫn truyền thần kinh glutamate. Glutamate tạo ra các gốc tự do, là các phân tử oxy tự do, tấn công tế bào não giống như cách mà oxy tác động trên kim loại, gây rỉ sét. Hơn thế, các gốc tự do làm thủng thành tế bào não, làm chúng vỡ ra và chết đi.
Stress cũng ảnh hưởng trực tiếp đến các thói quen khác trong cuộc sống, và tạo ra các gốc tự do. Nếu stress gây mất ngủ, khiến bạn phải ăn vặt, dùng quá nhiều đồ uống chứa cồn hay hút thuốc lá để thư giãn, sẽ góp phần làm tăng thêm các gốc tự do.
Gây đãng trí và dễ xúc động
Những vấn đề về trí nhớ có thể là một trong những dấu hiệu ban đầu của stress dễ nhận biết nhất. Quên chỗ để chìa khóa hay các cuộc hẹn cũng khiến stress thêm trầm trọng. Tình trạng này còn ảnh hưởng nhiều đến cảm xúc, là do nguyên nhân về sinh lý.
Nhiều nghiên cứu cho thấy khi stress, các tín hiệu điện trong não có liên quan đến trí nhớ thực sự sẽ yếu đi trong khi đó, các vùng trong não liên quan đến cảm xúc lại mạnh hơn.
Tạo một vòng luẩn quẩn của sự sợ hãi và lo lắng
Stress hình thành một vùng trong não gọi là hạch hạnh nhân, đây là trung tâm của sự sợ hãi của não. Stress làm tăng kích thước, mức độ hoạt động và số lượng các kết nối thần kinh trong hạch hạnh nhân. Điều này gây ra cảm giác sợ hãi, tạo ra một vòng luẩn quẩn giữa sợ hãi và lo lắng, ngày càng lớn hơn.
Làm ngưng sự sản sinh các tế bào não
Mỗi ngày, tế bào não sẽ mất đi, nhưng mỗi ngày lại sản sinh ra các tế bào mới. BDNF, là một loại protein, giúp duy trì các tế bào não sống khỏe mạnh, và kích thích sự hình thành tế bào não mới. Có thể nói, BDNF là sự sống còn của não. Ngoài ra, BDNF có thể bù đắp những ảnh hưởng tiêu cực do stress đến não.
Tuy nhiên, cortisol làm ngưng sự sản xuất của BDNF, khiến chỉ có một số tế bào não được hình thành. Trong khi đó, suy giảm BDNF lại liên quan đến các bệnh về não, như trầm cảm, tâm thần phân liệt, mất trí nhớ, rối loạn ám ảnh cưỡng chế và Alzheimer.
Làm suy yếu các hóa chất quan trọng của não, gây trầm cảm
Các tế bào não truyền thông tin thông qua các hóa chất, gọi là chất dẫn truyền thần kinh. Trong khi đó, stress mạn tính làm giảm các chất dẫn truyền thần kinh quan trọng, đặc biệt là serotonin và dopamin. Sự sụt giảm hai chất dẫn truyền thần kinh này có thể gây trầm cảm.
Phụ nữ có hàm lượng serotonin thấp thường dễ bị trầm cảm, lo âu và ăn uống quá độ, còn đàn ông dễ bị nghiện ngập, rối loạn tăng động và bốc đồng. Thiếu hụt dopamin có thể gây mất tập trung, thiếu động lực, chán nản và trầm cảm. Những người thiếu hụt hai hóa chất này trong não thường dùng chất caffein, đường, đồ uống chứa cồn, chất gây nghiện.
Trầm cảm do thiếu serotonin đường kèm theo lo âu và dễ bị kích thích, trong khi đó trầm cảm do giảm dopamin thường thờ ơ và không tìm thấy niềm vui trong cuộc sống.
Gia tăng độc tố trong não
Não rất nhạy cảm với các loại độc tố, và rào chắn não – máu bao gồm một nhóm các tế bào đặc biệt, hoạt động giống như người gác cổng cho não. Bộ lọc bán thẩm thấu này bảo vệ não khỏi các chất độc hại, trong khi vẫn dung nạp các chất dinh dưỡng cần thiết.
Stress làm cho rào chắn não – máu trở nên dễ thẩm thấu, khiến các chất độc hại, như mầm bệnh, các kim loại nặng, hóa chất và độc tố khác dễ đi vào não, gây bệnh ung thư não, nhiễm trùng não và đa xơ cứng.