Theo ghi nhận của các chuyên gia y tế, những người mắc bệnh ung thư có nguy cơ mắc mắc bệnh nghiêm trọng từ Covid-19.
Số ca mắc Covid-19 dự kiến sẽ tiếp tục gia tăng trên toàn cầu vào những tháng sắp tới, nghĩa là sẽ có nhiều người phải tuân thủ các biện pháp bổ sung để giúp bảo vệ bản thân và giảm bớt sự lây nhiễm của bệnh. Điều này đặc biệt quan trọng với những người mắc bệnh ung thư, vì hệ thống miễn dịch của họ thường bị suy yếu do các phương pháp điều trị bệnh.
Thế nhưng, bệnh nhân ung thư có cần dùng chất khử trùng tay và mặt nạ để phòng bệnh? Tiến sĩ chuyên khoa ung thư/huyết học, giám đốc đơn vị cấy ghép tế bào gốc Gary Schiller, của trường Đại học Y khoa David Geffen, và tiến sĩ Joshua Sasine, giám đốc chương trình tế bào CAR T, của trung tâm Ung thư Jonsson, trường ĐH Nam California, sẽ giải thích rõ hơn về điều này.
Bệnh nhân ung thư cần biết gì về vi rút corona?
Bệnh nhân có nguy cơ cao nhất là những người mắc bệnh ung thư tủy xương hoặc những người đã được cấy ghép tủy xương trong vòng ít nhất là 12 tháng. Nếu bệnh nhân ung thư đang điều trị bằng hóa chất, nguy cơ càng cao hơn, đặc biệt đúng nếu trên 60 tuổi. Đồng thời, những người cấy ghép tủy xương, được nhận tủy xương từ người khác, dễ suy giảm miễn dịch nhất, và nhóm có nguy cơ cao nhất sẽ bị biến chứng đe dọa đến tính mạng do nhiễm trùng.
Điều gì xảy ra khi hệ miễn dịch bị tổn hại?
Thông thường, các tế bào bạch cầu có khả năng loại bỏ sự nhiễm trùng như vi khuẩn, vi rút và nấm. Tuy nhiên, khi các tế bào bạch cầu bị sụt giảm về số lượng, chức năng, hoặc cả hai, hệ thống miễn dịch cũng chịu ảnh hưởng. Sự tổn hại này có thể do bệnh ung thư, HIV, hóa trị và nhiều tình huống khác. Nghĩa là khi một người dễ bị nhiễm trùng hơn so với những người khác, họ càng dễ nhiễm trùng hơn mức bình thường, và nhiễm trùng cũng có thể kéo dài lâu hơn.
Một số biện pháp phòng vệ
Những bệnh nhân suy giảm hệ miễn dịch cần cảnh giác khi tiếp xúc với đám đông. Cần tuân thủ việc rửa tay đúng cách, và tránh xa những người bị ho. Không tham gia các sự kiện đông người. Tuy nhiên, đôi khi cần cân nhắc giữa những rủi ro và lợi ích. Nếu đó là một sự kiện quan trọng như con trai hoặc con gái sắp kết hôn…, đây có thể là một rủi ro cần được chấp nhận. Nếu muốn lên kế hoạch đi du lịch, tốt nhất là nên hoãn lại, tránh đi vào này, đặc biệt là những bệnh nhân bị khối u ác tính và tủy xương, những bệnh nhân cấy ghép tủy xương.
Vậy liệu có an toàn khi đến bệnh viện hoặc phòng khám để điều trị bệnh? Theo chia sẻ của TS Schiller: “Những bệnh nhân suy giảm miễn dịch, có khả năng lây nhiễm cao cần sẽ được cách ly riêng trong phòng chờ và đưa vào phòng cách ly để đánh giá tình hình của bệnh. Đeo mặt nạ không đủ để bảo vệ cho bệnh nhân. Nếu lo ngại rằng đeo mặt nạ, nhất là mặt nạ không phòng vệ hiệu quả, dễ gây hiểu sai về sự an toàn, có thể ảnh hưởng đến sự an toàn của bệnh nhân. Đối với việc dùng chất khử trùng tay, lời khuyên là bệnh nhân cần rửa tay với xà phòng và nước. Điều đó sẽ hiệu quả hơn so với việc sử dụng chất khử trùng tay nhiều lần”.