Nhiều người trong chúng ta cho rằng ăn trái cây có nghĩa là mua trái cây, cắt ra từng lát và bỏ vào miệng, nhưng không đơn giản như vậy. Điều quan trọng là phải biết khi nào ăn, ăn như thế nào và ăn trái cây lúc đói có lợi cho sức khỏe không?
Không ăn trái cây sau bữa ăn
Chúng ta nên ăn trái cây khi bụng trống vì nếu ăn theo cách này, trái cây sẽ đóng vai trò quan trọng trong việc tẩy uế cơ thể, có thể chữa béo phì và những bệnh khác. Nếu ăn hai lát bánh mì rồi ăn trái cây thì trái cây gặp thức ăn trong bao tử trộn lẫn với acid tiêu hóa sẽ làm cho thức ăn bắt đầu thối rữa. Vì vậy, hãy ăn trái cây khi bụng đói hoặc trước bữa ăn.
Chúng ta thường nghe nhiều người than rằng khi ăn dưa hấu thì hay bị ợ, khi ăn sầu riêng thì bị sình bụng, khi ăn chuối thì cảm thấy muốn đi vệ sinh… Thật ra tất cả những điều này sẽ không xảy ra nếu ăn trái cây khi bụng trống. Trái cây hòa với thức ăn thối rữa sẽ tạo ra hơi, gây hiện tượng sình bụng.
Không chỉ một số loại trái cây như cam và chanh có chứa nhiều acid bởi vì tất cả các loại trái cây đều trở thành kiềm (alkaline) trong cơ thể, theo bác sĩ Herbert Shelton, người đã nghiên cứu vấn đề này. Nếu ăn trái cây đúng cách, chúng ta sẽ có được sức khỏe, năng lượng, hạnh phúc và không béo phì.
Khi cần uống nước trái cây, hãy uống nước trái cây tươi, không uống nước trái cây đóng hộp. Cũng không nên uống nước trái cây đã nấu ấm hoặc ăn trái cây nấu chín vì không còn chất dinh dưỡng mà chỉ còn hương vị của trái cây, đó là chưa kể trái cây được nấu chín sẽ làm mất tất cả sinh tố.
Thực tế, ăn trái cây tốt hơn uống nước trái cây và nếu uống nước trái cây, hãy uống theo từng ngụm một cách từ tốn để có thời gian cho nước trái cây hòa tan với nước bọt trước khi nuốt xuống (Phép dưỡng sinh Osawa cũng khuyên phải nhai cơm gạo lức 100 lần trước khi nuốt để gạo hòa với nước bọt). Chúng ta có thể chỉ ăn trái cây trong ba ngày để thanh lọc cơ thể. Ăn trái cây và uống nước trái cây trong ba ngày, bạn sẽ ngạc nhiên với gương mặt trông thật tươi sáng của mình.
Các dưỡng chất trong một số loại trái cây
Kiwi có lượng sinh tố C gấp hai lần cam và có đầy đủ các sinh tố: potassium, vitamin E và chất sợi.
Táo có lượng sinh tố C thấp, nhưng có tính chống oxy hóa và flavonoid, làm tăng hoạt động của sinh tố C, giúp giảm tỷ lệ ung thư ruột già, nhồi máu cơ tim và đứt mạch máu não.
Dâu tây: là trái cây có tính chống oxy hóa cao nhất trong nhóm các loại trái cây chính, ngăn ngừa ung thư, chống chất free radical (gốc tự do) làm nghẽn mạch máu.
Cam: ăn từ hai đến bốn trái cam mỗi ngày giúp phòng tránh cảm cúm, giảm tỷ lệ cholesterol (mỡ trong máu), tránh và làm tan sạn thận cũng như giảm tỷ lệ ung thư ruột già.
Dưa hấu: hạ nhiệt làm đỡ khát, chứa 92% nước và nhiều chất glutathione giúp hệ miễn nhiễm. Dưa hấu cũng có nhiều chất lycopene chống ung thư, sinh tố C và potassium (kali).
Ổi và đu đủ: có nhiều sinh tố C, chứa nhiều vitamin C. Ổi có nhiều chất sợi giúp trị bón còn đu đủ có nhiều chất carotene tốt cho mắt.
Lưu ý: Uống nước đá lạnh sau bữa ăn là thói quen của nhiều người. Tuy nhiên, nước lạnh sẽ làm đông đặc những chất dầu mỡ vừa ăn xong, làm chậm tiêu hóa. Khi chất bùn quánh này phản ứng với acid, nó sẽ phân nhỏ và hấp thu vào ruột nhanh hơn thức ăn đặc, đóng quanh ruột. Chẳng bao lâu nó sẽ biến thành chất béo. Tốt nhất là ăn súp nóng hoặc uống nước ấm sau bữa ăn (Đông y khuyên nên uống nước ấm).