Trong một sự kiện tổ chức tại TP.HCM vào ngày 21-10 của nhãn hàng Fami-Kid, các bác sĩ tại Trung tâm Dinh dưỡng thành phố đã cung cấp nhiều thông tin hữu ích về đậu nành đối với sức khỏe. Đặc biệt, những thông tin từ Tiến sĩ Marilyn Nash đến từ Trung tâm nghiên cứu Đậu nành quốc gia Hoa Kỳ, Trường Đại học Illinois (NSRL), đã giải đáp nhiều thắc mắc về tác dụng của đậu nành đối với sức khỏe trẻ em và nam giới.
1. Hàm lượng protein của đậu nành cũng cao hơn cả thịt, cá và gần gấp đôi các loại đậu khác. Trong mỗi 100 gam đậu nành có chứa hàm lượng protein thực vật cao đến 35-40 gam. Protein của đậu nành có giá trị cao, nó chứa đầy đủ tám loại amino acid thiết yếu cho cơ thể, nhất là những người đang vận động nhiều, cần nguồn protein để xây dựng cơ bắp. Hàm lượng của các chất amino acid này tương đương với hàm lượng của các chất amino acid của trứng gà. Vì thế mà khi nói đến giá trị của protein ở đậu nành là nói đến hàm lượng lớn của nó cả sự đầy đủ và cân đối của tám loại amino acid.
So với đạm thực vật thì protein động vật thường khó hấp thu hơn, sau quá trình chuyển hóa còn tạo ra những chất gây lão hóa nhanh và nhiều chứng bệnh cho cơ thể, trong đó có cả bệnh ung thư. Nghiên cứu từ NSRL cho kết quả protein đậu nành có lợi cho cơ thể, không tạo ra những chất có hại, lại có thể kết hợp với các prorein trong ngũ cốc để tạo ra nhiều loại dưỡng chất khác. Vì vậy, những người dùng protein đậu nành thay thế protein động vật vừa ít có hại cho sức khỏe vừa cung cấp cho cơ thể nhiều hợp chất phong phú đáp ứng quá trình trao đổi chất trong cơ thể.
2. Các amino acid cần thiết mà cơ thể không tạo ra được đều có trong đậu nành, trong đó có hai loại axit Linolenic và Linolic ảnh hưởng tốt lên hệ tuần hoàn và phòng được ung thư. Chất béo từ đậu nành chứa rất ít mỡ bão hòa nên cơ thể dễ hấp thu, chống được béo phì và mỡ trong máu.
Đậu nành được chứng nhận là thực phẩm giúp giảm các bệnh tim mạch như các huyết áp cao, rối loạn tế bào nội mô, xơ cứng và viêm nhiễm động mạch, tắc nghẽn động mạch vành và tai biến mạch máu dẫn tới đột quỵ. Cục quản lý Thực phẩm và Dược phẩm Hoa Kỳ – FDA khuyến cáo nên sử dụng 25 gam đạm đậu nành mỗi ngày có thể giảm nguy cơ mắc các bệnh tim mạch. Khuyến cáo này được rất nhiều nước trên thế giới như Anh, Nhật Bản, Hàn Quốc, Brazil, Malaysia… công nhận và ủng hộ.
3. Thành phần canxi hấp thu rất tốt từ sữa đậu nành. Nghiên cứu từ NSRL cho thấy, thành phần canxi trong sữa đậu nành hấp thu tốt ngang với canxi trong sữa bò. Lượng canxi trong sữa đậu nành là 123mg/100g so với canxi trong sữa bò là 113mg/100g. Sữa đậu nành có ưu điểm là không có lactose, có thể thay thế sữa bò cho những người dễ bị đau bụng do lactose.
Một quan niệm sai lầm trong dân gian là uống nhiều sữa đậu nành có thể ảnh hưởng đến khả năng sinh sản của đàn ông. Thực tế, đậu nành và các chế phẩm từ đậu nành hoàn toàn không có ảnh hưởng gì tới nội tiết tố nam và khả năng sinh sản của đàn ông, cho dù hàm lượng Isoflavone có trong sản phẩm được tiêu dùng cao hay thấp. Thậm chí, các nhà khoa học còn đang tiếp tục nghiên cứu đưa ra khuyến cáo đậu nành có thể giúp cải thiện tính tập trung của tinh trùng. Và không những không có ảnh hướng đến nội tiết tố, đàn ông sử dụng sản phẩm từ đậu nành còn có khả năng ngăn ngừa nguy cơ ung thư tiền liệt tuyến, một căn bệnh rất phổ biến ở nam giới.
4. Chất Isoflavone có trong đậu nành giúp ngăn ngừa hiệu quả căn bệnh ung thư vú ở phụ nữ. Đây là kết quả nghiên cứu vì sự Phát triển và Thẩm định các chiến lược Phòng chống Ung thư tại Nhật Bản, được GS-BS Nagato Chisato, khoa Dịch tễ học và Y tế Dự phòng thuộc Trường Đại học Dược Gifu công bố tại hội thảo Khoa học quốc tế “Đậu nành – Thực phẩm vàng thế kỷ XXI” mới đây.
Kiểm chứng lâm sàng cho thấy ở hai quốc gia tiêu biểu sử dụng nhiều đậu nành trong khẩu phần dinh dưỡng hằng ngày là Nhật Bản và Hàn Quốc có tỷ lệ phụ nữ mắc căn bệnh này thấp hơn nhiều so với các nước khác. Ngoài ra, nghiên cứu còn cho thấy những đứa trẻ được ăn hoặc uống đậu nành từ sớm sẽ ít có nguy cơ ung thư vú khi trưởng thành. Tuy nhiên, sữa đậu nành không thể thay thế sữa mẹ hoặc sữa bột cho trẻ em dưới hai tuổi.
Ngoài ra, hoạt chất Isoflavone trong đậu nành giúp phụ nữ tăng cường chất lượng của da, giảm được các nếp nhăn, giảm độ sâu của nếp nhăn mắt, làm da săn chắc hơn nhờ tăng cường kết nối collagens, đồng thời cải thiện màu sắc và giữ ẩm cho da.
5. Đậu nành ngăn suy dinh dưỡng trẻ em. Theo thống kê của Liên Hiệp Quốc, hơn một nửa số trẻ em dưới 5 tuổi ở nhiều nước đang phát triển được ước tính bị suy dinh dưỡng. Đầy đủ dinh dưỡng là rất quan trọng cho trẻ em.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho rằng đậu nành và các sản phẩm từ đậu nành đóng vai trò quan trọng đối với việc giảm suy dinh dưỡng ở trẻ em tuổi học trên thế giới. Nếu trong bữa ăn của các em nhỏ từ 6-24 tháng có thêm đậu nành thì sẽ giúp giảm đáng kể tỷ lệ trẻ bị suy dinh dưỡng, thiếu vi chất dinh dưỡng hoặc trẻ mắc các bệnh truyền nhiễm. Vì đậu nành cung cấp protein chất lượng cao và chất dinh dưỡng khác, thích hợp với sức khỏe của trẻ. Đậu nành thực phẩm tăng cường vi chất dinh dưỡng, bổ sung dựa trên được sử dụng để cải thiện tình trạng sức khỏe và dinh dưỡng của trẻ sơ sinh và trẻ nhỏ.
Ngoài ra, thói quen thêm đậu hũ, dầu đậu nành vào các bữa ăn hằng ngày là cách đảm bảo dinh dưỡng đầy đủ cho người già và trẻ em trong gia đình. Đây là cũng là cách phòng bệnh đơn giản nhất cho cả nhà.