Sét đã mê hoặc con người từ thuở sơ khai. Một số người nghĩ rằng nó phải có nguồn gốc thần thánh. Dẫu có những quan điểm khác nhau về sét, nhưng có thể nói chắc chắn rằng đó vẫn là một cảnh tượng lôi cuốn cho đến ngày nay. Tuy nhiên, dưới đây là những sự kiện về sét có thể khiến bạn dựng tóc gáy.
Tóc dựng đứng trước khi có sét
Không thể nói rằng khi sét đánh xảy ra không có cảnh báo trước. Năm 1975, anh em nhà McQuilken đang leo núi Moro Rock ở California, bỗng họ nhận thấy có chuyện kỳ lạ xảy ra: tóc họ dựng đứng.
Nụ cười hể hả của họ cho thấy rằng họ hoàn toàn không quan tâm và thậm chí còn thấy buồn cười. Họ rời khỏi đỉnh đồi thì trời đột ngột đổ mưa đá. Nhưng họ không kịp rời khỏi khu vực. Một lúc sau, sét đánh. Michael và anh trai của mình, Sean, bị đánh gục xuống đất. Những người khác ở gần đó kém may mắn hơn, và một người đã thiệt mạng. Các anh chị em hầu như không ai bị hề hấn gì trước những sự kiện ngày hôm đó, nhưng họ vẫn có thể hiểu được phải thận trọng khi ra ngoài trời lúc có giông bão. Cùng lúc với anh em nhà McQuilkensm, một người khác bị sét đánh đã kiện chính phủ Hoa Kỳ vì đã đưa ra cảnh báo không đầy đủ về sét. Đơn kiện đã bị bác bỏ.
Siêu sét (Sprites)
Sprite hay Sét dị hình, hoặc còn gọi là siêu sét (megalightning) là hiện tượng phóng điện quy mô lớn xảy ra nơi cao phía trên các đám mây dông. Tia chớp của một tia sét không phải là hiện tượng đầy màu sắc duy nhất mà một cơn giông có thể tạo ra. Đôi khi, ở trên cao của những đám mây đang bắn sét xuống, có thể nhìn thấy những đốm sáng lớn màu đỏ được gọi là những siêu sét chiếu lên bầu khí quyển. Chúng có thể đạt tới độ cao gần 97 km.
Đôi khi được gọi là “sét khí quyển tầng trên”, siêu sét thực sự rất khác với sét. Trong khi sét tạo ra nhiệt độ cực cao là nguồn phát ra ánh sáng của nó thì các siêu sét lại là hiệu ứng lạnh. Ánh sáng của chúng có vẻ giống với ánh sáng được tạo ra bởi một ống huỳnh quang. Khoa học chính xác về siêu sét vẫn chưa được hiểu đầy đủ.
Tia sét ngoài trái đất
Từ lâu, người ta đã biết rằng sét xuất hiện trên các hành tinh có khí quyển (ngoài Trái đất). Các tín hiệu vô tuyến tạo ra bởi các tia sét được các tàu thăm dò thu khi chúng quay quanh sao Mộc và sao Thổ. Một số bằng chứng cho thấy sét cũng có thể xảy ra trên sao Kim. Tuy nhiên, chỉ vào năm 2009, NASA mới chụp được những hình ảnh đầu tiên về tia sét trên sao Thổ.
Tàu thăm dò không gian Cassini phát hiện một cơn bão hoành hành trên hành tinh kéo dài trong vài tháng. Trong thời gian này, nó phát hiện cả những tia sáng từ sét và sự phát xạ vô tuyến liên quan xác nhận chúng là gì. Sử dụng thông tin này, NASA đã có thể tạo ra một đoạn video về cơn bão và thậm chí nó có thể phát ra âm thanh ra sao trên bầu khí quyển của sao Thổ.
Trò ngông của John Lennon
Sét thường được coi là “hành động của Chúa”. Khi John Lennon, ngôi sao của nhóm nhạc Beatles, nói rằng ban nhạc The Beatles “nổi tiếng hơn cả Chúa Jesus”, hẳn là Chúa sẽ chống lại họ. Câu nói này làm phật lòng nhiều người theo đạo Thiên Chúa, và các cuộc biểu tình nhanh chóng nổ ra nhằm chống lại nhóm nhạc người Anh.
Đài phát thanh KLUE ở Longview (Texas) đã tổ chức một buổi hỏa thiêu với các đĩa hát của ban nhạc Beatles bị đốt cháy. Ít nhất 1.000 người tụ tập, với hàng nghìn người khác lái xe tới xem. Nó đã mang lại cho đài phát thanh rất nhiều lời bình luận vì những gì đã xảy ra vào ngày hôm sau. Nó đã bị sét đánh.
Tia sét đã đánh bật đài lên không trung, phá hủy thiết bị của nó và làm chết giám đốc tin tức của đài, Phil Ransom. Trước đó, Ransom đã chỉ trích trò đùa của Lennon là “những bình luận chống lại Thiên Chúa giáo”. Đài ngưng phát sóng một thời gian, và không có thành viên nào của The Beatles bị sét đánh.
Cơn bão Sét vĩnh cửu
Bầu trời đêm của đồng bằng sông Catatumbo ở Venezuela không tối như bạn tưởng. Khi mặt trời lặn, một cơn bão sét hình thành có thể tạo ra 280 tia sét trong một giờ. Hiện tượng này xảy ra vào khoảng 260 đêm mỗi năm và được gọi là “cơn bão vĩnh cửu”.
Với ánh sáng mà nó tạo ra, cơn bão còn được gọi là “Cột mốc của Maracaibo” (theo tên cái hồ Maracaibo bên kia sông). Năm 1841, một nhà quan sát mô tả nó là “giống như một tia chớp liên tục, và vị trí của nó gần như nằm trên đường kinh tuyến của cửa hồ, nó chỉ đường cho những người đi tàu như một ngọn hải đăng”.
Hiện chưa rõ nguyên nhân chính xác của cơn bão bất thường này. Tất cả mọi thứ, từ uranium trong đá ở chung quanh cho đến lượng khí mêtan thải ra từ các vũng lầy trong khu vực, đều được cho là nguyên nhân của cơn bão. Các nghiên cứu gần đây đã cho thấy những cơn gió trong khu vực là yếu tố chính dẫn đến sự hình thành của cơn bão.
Năm 2010, cơn bão biến mất trong hai tháng, có lẽ do hạn hán trong khu vực. Nhưng kể từ đó, cơn bão đã trở lại vị trí quen thuộc của nó.
Sấm tuyết
Sấm và sét thường đi kèm với mưa. Nhưng mưa bão không phải là lần duy nhất mà bạn có thể nghe thấy tiếng sấm nổ và nhìn thấy tia chớp. Kinh ngạc hơn, tuyết rơi nhẹ cũng có thể tạo ra sấm sét.
Trong một cơn giông điển hình, sấm sét có thể di chuyển xa và vẫn có thể nghe thấy được. Nhưng tuyết trong sấm tuyết bóp nghẹt âm thanh của sấm sét. Do đó, chỉ những người trong vòng 1,6-3,2km mới nghe thấy tiếng sấm.
Mặc dù sấm tuyết là một sự kiện tượng đối hiếm, nhưng nó lại phổ biến hơn khi ở gần Ngũ Đại Hồ ở Bắc Mỹ. Sấm tuyết hình thành khi không khí ấm gần mặt đất bắt đầu bay lên. Khi không khí ấm cọ xát với không khí lạnh giá ở tầng cao trong khí quyển, nó tạo ra điện tích trong luồng không khí lạnh rơi xuống. Không khí lạnh tạo ra tuyết. Khi nó mang điện tích xuống dưới, các điều kiện trở nên hoàn hảo để tạo ra sét đánh.
Câu chuyện hy hữu của Juliane Koepcke
Sét đã tấn công các máy bay nhiều lần. Theo Cục Hàng không Liên bang, trung bình mỗi máy bay bị va chạm khoảng một lần mỗi năm. Thông thường, điều này hoàn toàn không được chú ý, ngay cả với những người trên máy bay, bởi vì lớp vỏ kim loại của máy bay có tính dẫn sét. Vào đêm Giáng sinh năm 1971, một chiếc máy bay đã không được may mắn như vậy.
Juliane Koepcke đang ở trên một phi cơ bay qua Amazon khi phi cơ bay vào một đám mây giông. Bị ảnh hưởng bởi nhiễu động và tia chớp lóe lên xung quanh, các hành khách vô cùng sợ hãi. Juliane, 17 tuổi, nắm tay mẹ. Mẹ cô bình tĩnh nói, “Hết rồi. Đã qua rồi.”
Sau khi bị sét đánh, chiếc máy bay rơi bổ nhào xuống. Điều tiếp theo cô biết là Juliane đang rơi trong không trung. Vẫn bị cột vào ghế, cô lao xuống mặt đất ở độ cao 3,2 km (2 dặm). Điều đáng ngạc nhiên là cô chỉ bị gãy xương đòn và một vài vết thương khác. Thấy mình đơn độc, cô phải bước ra khỏi rừng rậm mà không có gì để ăn ngoài vài món đồ ngọt nhặt được từ đống đổ nát.
Juliane là người duy nhất sống sót qua vụ tai nạn khi cô được người dân địa phương tìm thấy 11 ngày sau khi máy bay của cô bị sét đánh.
Bức tượng bị sét đánh
Các bức tượng Chúa Jesus có thể được tìm thấy trong hầu hết các nhà thờ. Nhưng tại Nhà thờ Solid Rock ở Ohio, bức tượng hơi vượt ngoài tiêu chuẩn. Cao khoảng 19 mét, bức tượng được người dân địa phương đặt biệt danh là “Chúa ban ơn” vì cách pho tượng đang giơ hai tay lên không.
Năm 2010, bức tượng này đã bị sét đánh. Cấu trúc không vững chắc như vẻ ngoài của nó. Tượng được tạo ra từ sợi thủy tinh và nhựa bên ngoài khung kim loại, bức tượng bốc cháy khi bị sét đánh và phá hỏng.
Một mục sư tại nhà thờ đã nói về việc bức tượng có ý nghĩa như thế nào đối với các tín đồ. Ông tuyên bố rằng tượng sẽ được xây dựng lại: “Nó sẽ trở lại. Nhưng lần này, chúng tôi sẽ thử một thứ gì đó chống cháy”.
Ngày nay, một bức tượng mới có tên Lux Mundi (“Ánh sáng của thế giới”) được đặt trên hiện trường. Bức tượng này đã có biệt danh xuất phát từ tư thế hai cánh tay của nó. Người dân địa phương gọi nó là “Hãy ôm tôi, Chúa Jesus”.
- Xem thêm: Kỳ lạ những người bị sét đánh không chết