Ngày 7/5, Forbes Việt Nam đã công bố “Danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất” năm 2021, là danh sách thường niên lần thứ 9 được tạp chí thực hiện tại Việt Nam.
50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2021 do Forbes Việt Nam xếp hạng từ việc lựa chọn các công ty có kết quả kinh doanh tốt nhất, đang niêm yết trên sở Giao dịch Chứng khoán TPHCM (HSX) và sở Giao dịch Chứng khoán Hà Nội (HNX). Phần lớn trong danh sách là các công ty đã xác lập được vị thế cạnh tranh trên thị trường, không chỉ dẫn đầu trong lĩnh vực hoạt động của mình mà trong cả nền kinh tế.
Vào thời điểm chốt danh sách 2021, ghi nhận 50 công ty đạt tổng doanh thu hơn 1.219 ngàn tỉ đồng, tăng 8,7% so với 50 công ty trong danh sách xếp hạng năm 2020, nhưng đáng chú ý, lợi nhuận sau thuế của 50 công ty tăng đến 26%, lên 174.482 tỉ đồng.
Tác động của đại dịch làm xáo trộn hoạt động kinh doanh giữa các ngành nghề. Điều này cho thấy qua sự thay đổi của nhiều vị trí trong top 10 so với danh sách 2020. Nền kinh tế thế giới phục hồi kéo theo nhu cầu vật liệu sản xuất đã hỗ trợ cho Hòa Phát vươn lên top 4 về doanh thu (tăng 1 bậc) và top 3 về lợi nhuận (tăng 5 bậc).
Ngành dầu khí phục hồi chậm hơn, tập đoàn Xăng dầu Việt Nam – Petrolimex (PLX) dù tiếp tục dẫn đầu doanh thu nhưng lợi nhuận xuống vị trí 32 năm nay (giảm 20 bậc).
Tương tự, Tổng công ty Khí Việt Nam (PV GAS) cũng đánh mất vị trí thứ hai về lợi nhuận (giảm 6 bậc) và doanh thu giảm 2 bậc. Vingroup và Thế Giới Di Động đều giữ vững vị thế top 3 công ty lớn nhất về doanh thu nhưng lợi nhuận không nằm trong top 10 của danh sách năm nay.
Các công ty trong lĩnh vực tài chính có một năm kinh doanh khả quan là lý do trong top 10 công ty về doanh thu năm nay có 3 đại diện ngân hàng, nhưng tính theo top 10 công ty có lợi nhuận cao nhất, có đến 7 đại diện ngân hàng. Đây là yếu tố tạo nên thay đổi lớn nhất của top 10 trong danh sách 50 công ty niêm yết tốt nhất năm 2021.
Thị trường chứng khoán lao dốc gần 25% vào tháng 3-2020 trước làn sóng bán tháo ồ ạt do ảnh hưởng của đợt Covid-19 đầu tiên, đẩy VN-Index xuống mức thấp nhất ba năm, ở 662 điểm, nhưng sau đó phục hồi mạnh mẽ và vượt đỉnh lịch sử. Ở thời điểm xếp hạng danh sách cuối tháng 5-2021, VN-Index đã vượt mốc 1.300 điểm. Vốn hóa 50 công ty trong danh sách 2021 đạt đến 145 tỉ đô la Mỹ (gần 3.360 ngàn tỉ đồng), tăng xấp xỉ 78% so với tổng vốn hóa của 50 công ty trong danh sách năm 2020.
Đóng góp vào sự đi lên của thị trường, vốn hóa khá nhiều doanh nghiệp trong danh sách có mức tăng đến hơn 100% so với cùng thời điểm năm trước, như Hòa Phát, Novaland, Cao su Việt Nam, Becamex IDC, cùng hàng loạt ngân hàng như ACB, MB Bank, VietinBank, HDBank, Techcombank, VP Bank…
Bên cạnh những cái tên quen thuộc như Nguyễn Thị Phương Thảo (CEO Hãng hàng không Vietjet), Trần Thị Lệ (sáng lập, Tổng giám đốc – Phó chủ tịch HĐQT Công ty cổ phần Thực phẩm dinh dưỡng NutiFood), Trần Thị Thủy Tiên (ca sĩ, diễn viên, người mẫu)… trong danh sách còn có những phụ nữ hết sức bình dị như bà Trần Thị Kim Thia (bà Sáu Thia, dạy bơi miễn phí cho khoảng 3.800 trẻ em ở Đồng Tháp) hay Võ Ngọc Anh Thơ (bác sĩ lâm sàng, phó khoa Bệnh nhiệt đới, Bệnh viện Chợ Rẫy – gương mặt điển hình cho tinh thần tận tụy của đội ngũ y tế Việt Nam trong phòng chống dịch bệnh Covid-19).