Nước ép trái cây tự nhiên có những lợi ích nhất định đối với sức khỏe, nhưng nếu không ăn trái cây, bạn đang bỏ lỡ nguồn dinh dưỡng tuyệt vời từ trái cây.
Uống một ly nước ép cam vào bữa điểm tâm mỗi buổi sáng có thể không tốt sức khỏe. Thế nhưng, tuy nước ép trái cây có chứa vitamin và chất khoáng, nhưng nếu lạm dụng nó sẽ không tốt cho sức khỏe của bạn. Một nghiên cứu mới đăng trên tạp chí về bệnh tiểu đường cho thấy uống nhiều hơn 120ml hoặc nửa ly nước ép 100% trái cây tự nhiên (và đồ uống ngọt có đường) mỗi ngày tăng nguy cơ phát triển bệnh tiểu đường type 2 là 16%. Thế nhưng vì sao uống ước ép trái cây không tốt bằng ăn trái cây? Dưới đây là lý giải từ các chuyên gia của tập đoàn dinh dưỡng tại New York, Hoa Kỳ.
So với trái cây, nước ép trái cây thường thiếu chất xơ
Cho dù nước ép trái cây có chứa các vitamin quan trọng, nhưng lại thiếu một dưỡng chất thiết yếu là chất chất xơ. Trong khi đó, chất xơ có nhiều tác động tích cực đối với sức khỏe, từ hỗ trợ tiêu hóa, kiểm soát cholesterol, ổn định lượng đường trong máu cho đến ngăn ngừa bệnh tim mạch và một số bệnh ung thư. Tuy nhiên, hầu hết chúng ta thường không dung nạp đủ chất xơ tốt cho sức khỏe mỗi ngày. Theo khuyến cáo của các chuyên gia, lượng chất xơ cần thiết ở phụ nữ là 25g và đàn ông là 38g. Hơn nữa, chất xơ cũng giúp bạn no lâu hơn, đây là một lợi thế quan trọng, đặc biệt nếu bạn đang theo dõi cân nặng.
Uống nước ép trái cây không làm no, giống như ăn trái cây
Uống một ly nước ép táo không thỏa mãn cơn đói như khi bạn ăn một trái táo vì hàm lượng calo trong nước táo hầu như không thể làm bạn no, giống như ăn táo. Mặt khác, do nước ép táo thiếu chất xơ nên không tạo cảm giác no, và chỉ có uống chứa không nhai, giống như khi ăn tái cây. Thực tế là, khi uống nước trái cây, việc bạn không nhai và nuốt khiến cơ thể có cảm giác không no giống như khi ăn trái cây.
Giữa một trái cam với một ly cam ép có cùng lượng calo, ăn cam bạn có cảm giác no hơn là uống nước ép. Ăn một trái cam, bạn phải mất 5 phút, trong khi uống nước ép chỉ mất 5 giây. Tuy vậy, việc ăn uống quá nhanh có thể dẫn đến cảm giác ít no hơn, thậm chí còn tăng nguy cơ béo phì.
Nước ép trái cây thường chứa nhiều đường hơn trái cây
Trong nước ép trái cây thường chứa nhiều đường hơn là trái cây. Một trái cam cỡ trung bình chứa 12g đường, nhưng một ly cam ép chứa đến 21g. Nhưng lượng đường tự nhiên trong trái cam sẽ không có hại cho sức khỏe? Không hẳn vậy, vì cơ thể không thể phân biệt sự khác nhau giữa đường tự nhiên trong trái cây và đường bổ sung. Trong nước ép không có chất xơ lành mạnh để làm chậm sự hấp thu đường, có thể làm tăng đường huyết và giảm năng lượng. Điều này đặc biệt nghiêm trọng với người bệnh tiểu đường. Dù gì đi nữa, ăn trái cây hoặc ăn nhẹ với trái cây vẫn tốt hơn là uống nước ép.
Một yếu tố quan trọng kháclà nhờ lượng chất xơ của trái cây mà cơ thể hấp thu đường tự nhiên chậm hơn nên không gây tăng đường huyết đột biến. Ngoài ra, khi ép trái cây bạn cần một lượng lớn trái cây, và một ly nước ép thường chứa nhiều đường hơn là một miếng trái cây. Nước ép trái cây có thể là cách giúp bạn tiêu thụ thêm trái cây, nhưng ăn trái cây nên là mục tiêu chính của bạn.
Nước ép trái cây không làm giảm mỡ bụng giống như ăn trái cây
Nước ép trái cây có thể không phải là cách giúp giảm mỡ bụng. Trong nước ép trái cây tươi có chứa nhiều đường và ít chất xơ, có thể dẫn đến tăng cân. Mặc dù không giảm mỡ bụng, nhưng ăn nhiều trái cây và rau củ cùng các loại ngũ cốc và protein lành mạnh có thể hữu ích đối với nỗ lực giảm cân của bạn. Đó là nhận định của các chuyên gia Trung tâm Y tế Đại học Rush của Hoa Kỳ.
- Xem thêm: Nước ép trái cây sẽ giải độc cơ thể