Tâm trí có thể lầm lẫn ngay cả khi đối diện với những điều đơn giản. Đôi khi, một trục trặc sinh học là nguyên nhân của vấn đề. Kế đến, có khi chúng ta nhìn màu sắc bị sai lạc, hoặc không thể ngừng ăn, hoặc chật vật để duy trì sự trung thực trong một cuộc trò chuyện. Các yếu tố kích hoạt khác không có lời giải thích cho lý do tại sao chúng gây nhiễu cho tâm trí, khiến người ta đưa ra những thông tin sai lạc nguy hiểm. Cho đến nay tình trạng “nấc cụt” của não bộ vẫn là một thế giới đầy hấp dẫn.
Hiệu ứng bất đồng về thực phẩm
Những mùa lễ hội nổi tiếng thường đi kèm với những thặng dư. Mặc dù mọi người ăn nhiều hơn trong thời gian này, họ vẫn thường ngạc nhiên khi thấy mình tăng thêm cân vào tháng sau đó. Điều này phần lớn là do một hiện tượng được gọi là “hiệu ứng đa dạng”. Càng có nhiều thực phẩm được cung cấp, càng có nhiều người ăn mà không nhận ra điều đó.
Thiên nhiên có cách kiềm chế sự thèm ăn. Với cùng một kết cấu hoặc hương vị, nhưng lưỡi càng dài sự thèm ăn càng giảm đi. Nhờ đó khi bữa ăn kết thúc, bạn sẽ không bị ăn quá no. Tuy nhiên, cơ chế này thất bại khi mọi người đi ăn tại các bữa tiệc tự chọn (buffet), bữa tối lễ Tạ ơn hoặc bữa trưa Giáng sinh. Sự chuyển đổi giữa các loại thực phẩm khác nhau làm trì hoãn mong muốn ngừng ăn vì hương vị và kết cấu của các món ăn cứ liên tục thay đổi. Đây là lý do tại sao một cái gì đó đơn giản như một bữa ăn với một vài món có thể đánh lừa thực khách về mức độ họ đã tiêu thụ trong một lần dùng bữa.
Tiếp xúc mắt làm thay đổi suy nghĩ
Theo những quyển sách về ngôn ngữ cơ thể, những người không dám nhìn thẳng vào mắt người đối diện có thể là những kẻ không đáng tin. Tuy nhiên, hiện nay có bằng chứng cho thấy yếu tố xảo trá không phải là toàn bộ câu chuyện.
Những người không thể nhìn thẳng vào mắt người khác trong khi đang trò chuyện do người ấy đang trải qua một hiệu ứng bất thường. Bộ não của chúng ta sử dụng cùng các khu vực để nói chuyện, suy nghĩ và giữ liên lạc bằng mắt. Đôi khi, điều này gây ra một tình trạng gọi là “kẹt xe tinh thần”.
Kết luận này xuất phát từ một cuộc nghiên cứu nhỏ của Nhật Bản. Nhưng kết quả cho thấy bộ não phải vật lộn với sự kết hợp của việc tập trung vào khuôn mặt và suy nghĩ từ ngữ để nói năng. Hiệu ứng xấu đi khi cuộc trò chuyện sử dụng các cụm từ mới hoặc khó nói. Để đối phó, bộ não bị bối rối cố gắng thực hiện nhiệm vụ bằng cách khiến người ấy buộc lòng phải nhìn đi chỗ khác.
- Xem thêm: Tránh quá tải thông tin, dễ hay khó?
Khoanh hai cánh tay có thể xoa dịu cơn đau
Có rất nhiều cách để ngăn chặn cơn đau. Nhưng ngoài các loại thuốc, tương lai của việc làm giảm đau có thể bao gồm việc các nhà vật lý trị liệu chứng minh tư thế có thể gây nhầm lẫn cho não.
Một cuộc nghiên cứu nhỏ năm 2011 cho thấy ý tưởng này có thể không ngớ ngẩn như chúng ta tưởng. 20 người đồng ý cho chiếu bởi tia laser. Sau khi bị bỏng trên bàn tay, họ khoanh hai tay lại để xem hành động đơn giản này có thể làm giảm cơn đau hay không.
Những người tham gia báo cáo rằng các bàn tay của họ cảm thấy dễ chịu hơn và điện não đồ của họ, bộ phận đo lường tâm trạng điện não, cũng nói lên điều tương tự. Động tác khoanh tay đặt bàn tay bị thương ở về phía bên khác của thân người và đánh lừa bộ não nhận thức cơn đau yếu hơn. Dù sao đó cũng là lý thuyết. Tuy liệu pháp giảm đau mới này vẫn còn ở giai đoạn sơ khai, nhưng bằng chứng khoa học lại có vẻ khả quan.
Trái và phải
Rẽ trái hay đi sang phải? Sự nhầm lẫn trái-phải là chuyện phổ biến đáng ngạc nhiên. Đôi khi, nó dẫn đến những sai lầm đáng sợ, giống như câu chuyện hai bác sĩ phẫu thuật đã từng cắt bỏ lầm quả thận và bệnh nhân đã chết. Thậm chí đáng lo ngại hơn, khi nhiều chuyên gia y tế đã được thử nghiệm, rất nhiều người được xác định có đôi mắt hồ đồ lại ghi danh vào học ngành phẫu thuật.
Vấn đề xảy ra khi có áp lực phải lựa chọn một bên. Một hành khách đang chỉ đường cho một tài xế chạy quá tốc độ cũng có nhiều khả năng nói rằng, “quẹo sang hướng đó” và rốt cục là chỉ sai.
Hai chiều: một sự nhầm lẫn đơn giản. Mặc dù có vô số nỗ lực, các nhà khoa học vẫn không hiểu tại sao điều này lại xảy ra. Tuy nhiên, họ ngờ rằng cách xử lý các khía cạnh khác nhau của bộ não phức tạp hơn là chỉ nhìn theo cách này hay cách khác.Nói cho người khác đi theo một hướng nhất định, hoặc cố gắng nhìn thấy bên trái hoặc bên phải của họ khi vị trí đó ngược lại với chính chúng ta, có thể gây rối trí óc. Đặc biệt là khi không có thời gian để xem xét mọi thứ với tốc độ chậm hơn.
Cảm nhận vẻ đẹp theo định kiến
Không ai thích nghĩ rằng một cái gì đó hời hợt như vẻ bề ngoài có thể làm lung lay quan điểm của họ. Nhưng các số liệu thống kê xác định là có. Những người có sức hấp dẫn nhận được nhiều phiếu bầu hơn cũng như các bản án hình sự ngắn hạn hơn. Họ cũng được xem là trung thực, đáng tin cậy, tốt bụng và thông minh hơn. Điều này không có nghĩa là tất cả mọi người đều là những kẻ nông cạn. Một lần nữa, khoa học cho thấy bộ não đang tạo ra một tình huống phức tạp.
Cùng một vùng não nhưng việc đánh giá khuôn mặt đẹp và hành vi tạo hảo cảm ở mỗi người mỗi khác. Vì vậy, khi bộ não nghĩ về hàng lông mày nóng bỏng, nó cũng thừa nhận cá tính của một người có thể không còn đóng vai trò chủ đạo nữa trong thực tế. Các kênh tương tự cũng hoạt động ngược lại. Khi điều đó xảy ra, những người không có sức hấp dẫn theo quy ước vẫn được coi là xinh đẹp, bởi vì họ có cá tính khả ái.
Trẻ em nghĩ rằng tiệc sinh nhật làm cho chúng già đi
Trẻ em vẫn biết rằng đó là ngày dành cho các món quà và bánh; tất cả ngày hôm ấy là của chúng. Chúng tôi muốn đề cập đến một chi tiết khác. Một số trẻ em tin rằng chính bữa tiệc sinh nhật sẽ khiến cho chúng già đi. Sau khi các nhà nghiên cứu nói chuyện với các trẻ em từ 4 đến 9 tuổi, một số trẻ nói rằng chúng sẽ không bao giờ già đi nếu không có bữa tiệc sinh nhật. Khi được hỏi liệu người cao tuổi có thể lấy lại tuổi trẻ bằng cách tổ chức sinh nhật ngược lại (chẳng hạn, một người 80 tuổi kỷ niệm sinh nhật lần thứ 79 của mình), một vài đứa trẻ tin rằng điều đó là có thể.
Giống như người lớn, trẻ em tìm kiếm ý nghĩa trong các sự kiện cá nhân. Trở nên già hơn là một vấn đề lớn, nhưng điều rõ ràng duy nhất xảy ra là bữa tiệc. Do đó, trẻ càng nhỏ, chúng càng dễ nhầm lẫn rằng lễ kỷ niệm là nguyên nhân làm cho chúng già đi.
Chứng say xe bị nhầm với bị đầu độc
Các nhà khoa học tin rằng não có nỗi sợ bị đầu độc. Khi các tín hiệu không được thêm vào, não sẽ sử dụng một biện pháp xưa cũ để loại bỏ chất độc: đó là nôn mửa. Thật không may, đôi khi bộ não hay tưởng tượng ra đủ thứ. Bệnh say tàu xe là một ví dụ quen thuộc.
Sự tiến hóa không thể theo kịp với công nghệ. Trong trường hợp này, cơ thể con người sẽ khó thích nghi với xe cộ. Vấn đề chính là các phương tiện vận chuyển khiến não khó quyết định rằng liệu cơ thể đang di chuyển hay đứng yên.
Các tín hiệu hỗn hợp gây hỗn loạn chứng bệnh tưởng (hypochondria) của não bộ. Tin chắc rằng cơ thể ăn phải thứ gì đó xấu, não kích thích chứng buồn nôn. Một số người nhận được nó tồi tệ đến mức họ buộc phải tắp xe vào lề đường để nôn ra. Thật thú vị, vẫn còn là một bí ẩn về lý do tại sao bệnh say tàu xe chỉ ảnh hưởng đến một số cá nhân chứ không phải những người khác.