Là vùng lãnh thổ hải ngoại thuộc Anh, Gibraltar nằm ở bên trên eo biển Gibraltar, giáp Tây Ban Nha ở phía Bắc. Trong một thời gian dài, Anh và Tây Ban Nha đã tranh giành nhau sự thống trị của vùng đất này. Tây Ban Nha thường xuyên yêu cầu Anh trả lại chủ quyền cho vùng đất mà mình đã từ bỏ vào năm 1713. Tuy nhiên, điều này đã bị phần đông người dân Gibraltar phản đối. Vì thế trên đường dẫn tới Gibraltar không có bảng chỉ đường, bởi Tây Ban Nha cho rằng chả tội gì phải quảng cáo cho chũm đất mà hơn một nửa dân số gốc Tây Ban Nha ngày xưa giờ đã nỡ lòng từ bỏ quốc tịch đấu bò để theo Anh.
Cổng thành
Vùng đất của thần Hercule
Một giờ trên xe, cô hướng dẫn viên cố nhét vào đầu du khách lịch sử Gibraltar từ đầu thế kỷ thứ VIII qua những tranh giành giữa dân Cơ đốc và Hồi giáo, rồi quá giữa thế kỷ XV mới hoàn toàn bị chinh phục bởi vua Henri IV xứ Castille, rồi Thế chiến thứ hai, rồi Tây Ban Nha đòi lại chủ quyền, không được thì dỗi đóng cửa biên giới, hết dỗi mở lại… Nghe tai này ra tai kia. Cuối cùng ai nấy chỉ nhớ được rằng kể từ năm 1714,Gibraltarlà lãnh thổ hải ngoại của Anh cho đến tận bây giờ. Vào địa phận Linea Gibraltar, xe ca ngoằn ngoèo một lát tới Europa Point. Theo truyền thuyết, đây là một trong những vùng đất của thần Hercule thời Cổ đại. Tại đây, chúng tôi được ngắm ba nhà thờ: Cơ đốc La Mã, Giáo hội Anh và Hồi giáo. Gần đó là một hải đăng tàu bè có thể nhìn thấy từ cách 50km và đặc biệt là khẩu đại bác vĩ đại phất phới cờ Anh dưới bầu trời xanh nắng gắt. Xa xa ngoài khơi, trong màn sương và hơi nước, sừng sững hai ngọn núi cách nhau 18km. Theo truyền thuyết, khoảng trống giữa hai ngọn núi là tác phẩm của Hercule. Vì khi đó thần đang vội đi nên không có thì giờ leo trèo, đành xẻ núi băng ngang.
Một gócGibraltar
Cách Europa Point 32 cây số là thành phố Gibraltar. Tại biên giới vào thành, mọi người cầm sẵn giấy tờ tùy thân chờ một nhân viên hải quanGibraltarlên kiểm tra. Khi anh ta bước xuống là khách bước vào xứ sở tiếng Anh. Chúng tôi được dẫn bộ một quãng rồi qua cổng vòm kiên cố vào thành quách xưa. Bên trong là quảng trường mênh mông rộn rịp đủ mọi thành phần, sắc tộc. Bên phải các cửa hàng Hà Lan, bên trái hàng người Hoa, người Anh, và nhiều quán bar… được cải tạo từ doanh trại. Quảng trường là điểm quan trọng cho dânGibraltargặp gỡ, hẹn hò. Đồng bảngGibraltartương đương giá với đồng bảng Anh nhưng mẫu mã khác. Món ăn đặc sản ở đây là cá tuyết tẩm bột chiên kèm khoai tây chiên, khá ngon.
Du khách tham quan
Du khách lang thang, nhẩn nha vào tiệm này ra tiệm tùng khác ở con phố chính người đi như hội, hai bên tiệm tùng sáng trưng đủ loại mặt hàng hớn hở đón chào… Dù ở hàng hóa Gibraltar không bị thuế VAT và treo bảng giảm 70% vì đang mùa giảm giá, nhưng tính ra euro vẫn đắt… Được hưởng trọn quyền công dân Anh, Gibraltar nằm trong Liên hiệp Âu châu nhưng có một số luật lệ không áp dụng ở xứ sở chỉ 30 ngàn dân gồm nhiều sắc tộc này. Với diện tích 6.543 cây số vuông, Gibraltarcó nhiều cái nhất thế giới. Cái nhất gần đây là thành viên nhỏ nhất của Hiệp hội bóng đá Âu châu; là một trong những xứ mật độ dân số cao nhất thế giới: 4.290 người/km2; phi trường độc đáo nhất thế giới; là nơi duy nhất cuối cùng giống dân Neandertal sinh sống trong khi họ đã hoàn toàn biến mất trên phần lục địa còn lại…Gibraltar còn có vị trí chiến lược về phương diện thương mại và quân sự, là đường hàng hải quan trọng tàu thuyền tới lui thứ nhì thế giới sau biển Manche.