Theo thống kê chỉ riêng tại Mỹ, có hơn 48 triệu ca phẫu thuật đã được thực hiện, trong đó có 28 triệu ca ngoại trú. Nói như vậy để thấy phẫu thuật đã và đang phổ biến nhưng ít ai để ý những ca phẫu thuật đầu tiên của nhân loại được thực hiện như thế nào và từ bao giờ.
Ca phẫu thuật thẩm mỹ đầu tiên
Một quan niệm sai phổ biến về thuật ngữ phẫu thuật thẩm mỹ là nói đến vật liệu nhựa, nhưng nó có nguồn gốc từ “plastikos” trong tiếng Hy Lạp (có nghĩa là tạo ra dạng hay khuôn mới). Vì vậy, không có gì ngạc nhiên khi các cuộc phẫu thuật thẩm mỹ đầu tiên cách đây hơn 1.500 năm dùng vật liệu nhựa. Trong cuốn cẩm nang y học Ấn Độ nền tảng, Sushruta Samhita niên đại từ thế kỷ 6 TCN đề cập về các thủ tục này.
Như vậy, ca nâng mũi thẩm mỹ đầu tiên là của người Ấn Độ cổ đại. Sushruta Samhita đã mô tả chi tiết cách phẫu thuật từ khâu chuẩn bị, đo đạc, chuẩn bị da vật liệu, cắt gốc mũi bằng dao, nâng đúng cách bằng cách chèn hai ống eranda (cây dầu thầu dầu) vào lỗ mũi để tạo hình dạng… cho đến các khâu hoàn thiện, chăm sóc.
Tổng thể, Sushruta Samhita có đề cập tới 120 bệnh, 121 dụng cụ y tế, và 300 thủ tục phẫu thuật. Quy trình y tế được mô tả ở trên đã được phương Tây sao chép năm 1794 khi một quy trình tương tự được công bố trên Tạp chí Gentleman’s Magazine of London, mô tả việc phẫu thuật, tái tạo mũi cho một xe kéo gặp tai nạn bị tổn thương mũi nghiêm trọng.
Phẫu thuật cắt amidan đầu tiên
Phẫu thuật cắt cắt amidan đầu tiên được xem là khá phổ biến từ năm 1000 TCN. Cắt amidan là loại bỏ hai tuyến nhỏ ở phía sau cổ họng để giảm nhiễm trùng và đau họng. Theo y văn thế giới, nguồn gốc của phẫu thuật cắt amidan là cổ xưa, nó trở nên thông dụng đối với người Hindu cổ đại từ năm 1000 TCN.
Tuy nhiên, ca phẫu thuật cắt amidan cổ xưa và chi tiết nhất là do Roman Cornelius Celsus người La Mã thực hiện năm 40. Trong ca phẫu thuật này, Celsus đã thực hiện khá chi tiết, bài bản. Thông thường, bác sĩ sẽ cắt bỏ toàn bộ amidan bằng tay nhưng Celsus lại cắt bỏ chi tiết từng lát, theo cách ưu tiên, cái nào cắt trước và cái nào cắt sau nên phương pháp của Celsus được ưa chuộng cho đến tận thế kỷ 20.
Phẫu thuật đục thủy tinh thể đầu tiên
Đục thủy tinh thể là sự tích tụ protein trong các thấu kính mắt tạo ra một lớp sương mù đục, ngăn ánh sáng và làm mờ thị lực, thường gặp là đục thủy tinh thể do lão hóa. Một trong những ghi chép sớm nhất về dạng bệnh này là một bức tượng Ai Cập mô tả một linh mục tên là Ka-aper (2457-2467 TCN).
Thông qua bức tượng, vị linh mục được mô tả với một con mắt bị mù và nhắc nhở nhân loại cố gắng tìm ra các chữa trị. Trong một ngôi mộ của một bác sĩ phẫu thuật của một pharaoh Ai Cập cổ đại mai táng năm 2630 TCN hậu thế đã tìm thấy một công cụ đặc biệt là một chiếc kim đồng hoặc dụng cụ phẫu thuật có hai lưỡi hay còn gọi là dao trích.
Chúng được sử dụng để phẫu thuật chữa bệnh đục thủy tinh thể. Điều này cho thấy người Ai Cập cổ đại đã được coi là tiên phong dùng kỹ thuật couching để phẫu thuật đục thủy tinh thể, tiền thân của phẫu thuật đục thủy tinh thể hiện đại và phẫu thuật cắt bỏ plana vitrectomy ngày nay.
Mặc dù không loại bỏ hết sự cố, nhưng thủ thuật này sẽ mang lại tầm nhìn rõ hơn cho bệnh nhân, khi không còn nhìn trực tiếp qua protein cô đặc. Kỹ thuật này đã được ghi lại trong Bộ luật nổi tiếng của vua Hammurabi), vị vua cổ đại cai trị từ năm 1750 TCN. Một trong những điều khoản nêu trong bộ luật này nhấn mạnh: “Nếu bác sĩ phẫu thuật mắt mà làm cho bệnh nhân bị mù, thì sẽ bị chặt tay”.
Điều này cho thấy bộ luật nói trên rất nghiêm minh, chặt chẽ, buộc bác sĩ hành nghề phải có cả tâm lẫn đức. Kỹ thuật trên tiếp tục phổ biến cho đến tận năm 1748, khi một bác sĩ người Pháp tên Daviel thực hiện ca phẫu thuật chiết xuất đục thủy tinh thể đầu tiên thành công.
Ca sinh thiết đầu tiên
Mặc dù sinh thiết (biopsy) lấy một mẫu mô để kiểm tra như là một cách chẩn đoán bệnh nhân, phổ biến nhất là dùng kim rỗng để đi vào vùng mô sâu lần đầu được áp dụng vào năm 1879 bởi Ernest Besnier, nhưng bản thân việc thực hành đã được áp dụng từ trước đó rất lâu. Sinh thiết sớm nhất được thực hiện bởi bác sĩ của hoàng gia Abu al-Qasim Khalaf ibn al-Abbas Al-Zahrawi (còn gọi là Albucocation) sống vào khoảng năm 936-1013. Albucocation đã sử dụng một cây kim dài để tiếp cận và kiểm tra mô từ tuyến giáp.
Cuối cùng, phương pháp này giúp Albucocation chẩn đoán dược cái mà ông gọi là “Voi cổ họng” (Elephant of the throat), với một quy trình giống như một FNA (chọc hút bằng kim nhỏ) được sử dụng cho tận ngày nay. Các bài viết của Albucocation để lại còn mô tả chi tiết về các dụng cụ mà ông từng thiết kế ra, và từ đây những chiếc kim rỗng đầu tiên được sử dụng và là dụng cụ tiền thân cho lĩnh vực sinh thiết, tiêm và lấy máu trong y học hiện đại ngày nay.
Ca sinh mổ đẻ thành công đầu tiên
Việc sinh mổ cho em bé là dạng phẫu thuật chỉ được thực hiện khi người mẹ đã chết hoặc sắp chết, để cứu cả hai hoặc có thể cứu đứa trẻ. Đây là thù tục được con người áp dụng thành công từ thời cổ đại. Ngay cả trong thần thoại, nó cũng được nhắc đến. Trong thần thoại Hy Lạp, tiểu thần Asclepius được sinh ra khi cha ông lấy ra khỏi bụng mẹ đã chết. Nhưng một ca sinh mổ mà cả hai mẹ và con đều sống sau này được xem là “chén thánh” trong phẫu thuật.
Theo y văn thế giới, ca phẫu thuật thành công đầu tiên diễn ra ở Mỹ vào năm 1794: đó là trường hợp của sản phụ nữ tên Elizabeth Bennett do sinh nở khó khăn và lo sợ tính mạng cho con mình nên người phụ nữ này đã yêu cầu các bác sĩ mổ để cứu đứa trẻ. Các bác sĩ từ chối vì lý do đạo đức, sinh mổ chắc chắn sẽ làm cho người phụ nữ này tử vong. Thay vào đó, người chồng là Jessie Bennett, cũng là bác sĩ những không phải phụ khoa đã quyết định cứu con.
Ngược lại với những gì đã tuyên đoán, vị bác sĩ này đã thành công, không chỉ cứu được con mà còn cứu được cả vợ. Kỳ tích trên được xem là “chén thành” trong lịch sử y khoa của nhân loại. Có lẽ từ đây, việc mổ đẻ ngày càng trở phổ biến hơn, và hiện nay một phần ba số ca sinh ở Mỹ được thực hiện bằng kỳ thuật này hay phương pháp mổ lấy thai (Cesarean).
Ca phẫu thuật cắt ruột thừa đầu tiên
Viêm ruột thừa là tình trạng ruột thừa bị sưng, viêm và chứa đầy mủ, bệnh ảnh hưởng đến khoảng 8% dân số chung. Nếu không được phẫu thuật sẽ bị vỡ ra làm tràn vi khuẩn và mảnh vụn vào khoang bụng, gây tử vong. Tình trạng này đã được ghi nhận trong y văn thế giới, thậm chí cả trong các tác phẩm văn học.
Tuy đã được đề cập lần đầu vào năm 130 SCN trong tác phẩm giải phẫu của Galen nhưng nguyên nhân hiện vẫn chưa được biết đầy đủ. Bản thân ruột thừa chỉ được phát hiện vào cuối những năm 1400, còn mối liên quan của nó với những cơn đau thì mới chỉ được xác nhận bởi bác sĩ phẫu thuật người Đức Lorenz Heister vào năm 1711.
- Xem thêm: “Lỡ tay” y tế kinh hoàng nhất
Riêng 8% số người mắc bệnh có khả năng tử vong cao mà không bao giờ biết tại sao. Biết nguyên nhân không quan trọng bằng việc tìm ra giải pháp. Nhiều thập kỷ sau khi ruột thừa được phát hiện, lần cắt ruột thừa đầu tiên được thực hiện cho một cậu bé 11 tuổi người Anh vào năm 1735 bởi bác sĩ Claudius Amyand tại Bệnh viên St. George, London.
Trong ca bệnh này, ruột thừa cậu bé đã bị vỡ vì một cái ghim cậu ta đã nuốt. Phẫu thuật nói trên được xem là ca bước ngoặt, nhưng trường hợp bệnh nhân nhí này cũng rất đặc biệt, bị thoát vị bẹn. Tình trạng các tạng bên trong ổ phúc mạc đi ra ngoài qua điểm yếu ở thành sau của ống bẹn. Cái tên gọi này cũng được Amyand phát hiện và đặt theo tên bản thân ông.
Sẽ mất thêm 24 năm nữa cho đến khi phẫu thuật cắt ruột thừa chính thức được ra đời thì số ca tử vong vì vỡ ruột thừa giảm dần. Ngày nay, gần 300.000 ca phẫu thuật ruột thừa được thực hiện tại Mỹ, giúp cứu sống nhiều bệnh nhân, nhất là nhóm có rủi ro bị viêm ruột thừa cấp.