Đây là các xe từ 20-24 chỗ ngồi, có thể đi vào trục đường nhỏ nhưng có mật độ dân cư đông để gom hành khách ra những trục chính, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với hệ thống vận tải công cộng chung của Thành phố. Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, trong năm 2018, dự kiến sẽ mở mới 14 tuyến buýt, trong đó có 3 tuyến thí điểm mini buýt.
Các xe này từ 20-24 chỗ ngồi, có thể đi vào trục đường nhỏ nhưng có mật độ dân cư đông để gom hành khách ra những trục chính, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với hệ thống vận tải công cộng chung của Thành phố.
Đây là giải pháp để thực hiện đề án giảm dần các phương tiện giao thông cá nhân, từ đó kéo giảm tình trạng ách tắc giao thông.
Đề án mở mới 14 tuyến buýt đã được Transerco gửi lên Sở GTVT Hà Nội. Transerco hiện chỉ được thông qua khung vận hành cho 3 loại hình xe buýt, gồm buýt 80 chỗ, 60 chỗ và 30 chỗ ngồi.
Sau khi được Sở GTVT Hà Nội phê duyệt tuyến, Tổng công ty mới xây dựng định mức vận hành mini buýt; quyết định đầu tư phương tiện để có thể sớm đưa vào phục vụ hành khách.
Trước đề xuất trên, Sở GTVT Hà Nội cho Báo Giao thông biết, đang giao Phòng Quản lý vận tải rà soát lại để đánh giá tính khả thi, sau đó đề xuất với UBND Thành phố cho phép Transerco triển khai thí điểm.
Năm 2017, Transerco đã mở thêm 17 tuyến buýt mới, mở rộng vùng phục vụ đến toàn bộ 30 quận, huyện của Hà Nội, xóa vùng trắng xe buýt trợ giá trên toàn Thành phố.
Đơn vị này cũng tiếp nhận đưa tuyến xe buýt nhanh BRT đầu tiên của Hà Nội vào hoạt động đúng tiến độ, chất lượng dịch vụ ổn định, an toàn.
Sở GTVT Hà Nội cũng đang yêu cầu Transerco rà soát, nghiên cứu mở mới 3 tuyến buýt CNG (xe buýt sử dụng khí nén thiên nhiên) gồm: Tuyến Bến xe Mỹ Đình-Bến xe Sơn Tây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2) – Time City, Bến xe Yên Nghĩa-Khu đô thị Đặng Xá; tổ chức tuyến buýt đến huyện Mê Linh…
Theo Baochinhphu.vn
Tổng công ty Vận tải Hà Nội (Transerco) cho biết, trong năm 2018, dự kiến sẽ mở mới 14 tuyến buýt, trong đó có 3 tuyến thí điểm mini buýt.
Các xe này từ 20-24 chỗ ngồi, có thể đi vào trục đường nhỏ nhưng có mật độ dân cư đông để gom hành khách ra những trục chính, giúp người dân dễ dàng tiếp cận với hệ thống vận tải công cộng chung của Thành phố.
Đây là giải pháp để thực hiện đề án giảm dần các phương tiện giao thông cá nhân, từ đó kéo giảm tình trạng ách tắc giao thông.
Đề án mở mới 14 tuyến buýt đã được Transerco gửi lên Sở GTVT Hà Nội. Transerco hiện chỉ được thông qua khung vận hành cho 3 loại hình xe buýt, gồm buýt 80 chỗ, 60 chỗ và 30 chỗ ngồi.
Sau khi được Sở GTVT Hà Nội phê duyệt tuyến, Tổng công ty mới xây dựng định mức vận hành mini buýt; quyết định đầu tư phương tiện để có thể sớm đưa vào phục vụ hành khách.
Trước đề xuất trên, Sở GTVT Hà Nội cho Báo Giao thông biết, đang giao Phòng Quản lý vận tải rà soát lại để đánh giá tính khả thi, sau đó đề xuất với UBND Thành phố cho phép Transerco triển khai thí điểm.
Năm 2017, Transerco đã mở thêm 17 tuyến buýt mới, mở rộng vùng phục vụ đến toàn bộ 30 quận, huyện của Hà Nội, xóa vùng trắng xe buýt trợ giá trên toàn Thành phố.
Đơn vị này cũng tiếp nhận đưa tuyến xe buýt nhanh BRT đầu tiên của Hà Nội vào hoạt động đúng tiến độ, chất lượng dịch vụ ổn định, an toàn.
Sở GTVT Hà Nội cũng đang yêu cầu Transerco rà soát, nghiên cứu mở mới 3 tuyến buýt CNG (xe buýt sử dụng khí nén thiên nhiên) gồm: Tuyến Bến xe Mỹ Đình-Bến xe Sơn Tây, Bệnh viện Bệnh nhiệt đới Trung ương (cơ sở 2) – Time City, Bến xe Yên Nghĩa-Khu đô thị Đặng Xá; tổ chức tuyến buýt đến huyện Mê Linh…
Theo Baochinhphu.vn