Đưa bản thân mình lên trước tiên là việc không phổ biến trong ngữ pháp ngôn ngữ phương Tây. Trong khi đó, với tiếng Việt, khi một người nói về chính mình và một ai đó khác cùng làm một việc, người ViệtNamsẽ nói “tôi và người đó”. Ví dụ người kia là Mai. Tôi hay nghe thấy những câu như “Tôi và Mai đi xem phim tối qua”, “Tôi và Mai cùng làm việc với nhau” v.v… Tiếng Việt đặt người đang nói vào vị trí đầu tiên – vị trí quan trọng nhất trong câu nói. Thậm chí ngay cả khi được nhắc đến ở cuối câu như trong câu “Con chó cắn tôi và Mai”, người nói vẫn có vị trí quan trọng nhất trong câu. Trong tiếng Anh, tiếng Đức, Pháp và Tây Ban Nha, những ngôn ngữ mà tôi biết, những nền văn hóa mà tôi đã sống qua, người nói đặt mình vào vị trí thứ hai khi nói hoặc viết. Tôi nghĩ rằng đây là nghi thức xã giao lịch sự của người phương Tây. Vì vậy, khi thấy người ViệtNamnói về mình trước, người phương Tây sẽ rất ngạc nhiên. Người ViệtNamcũng hay có thói quen chen vào lúc người khác đang nói. Điều này được xem là bất lịch sự bởi họ không đủ nhã nhặn chờ người trước nói xong rồi mình mới nói.
Ở ViệtNam, việc coi trọng bản thân hơn những người xung quanh còn thể hiện trong việc chen ngang khi xếp hàng để thanh toán hóa đơn ở siêu thị, tiền điện, v.v… Chẳng lẽ những người này cho rằng thời gian của họ quan trọng hơn thời gian của tôi? Tôi đã chờ đợi đến lượt của mình nhưng lại có những người không muốn bỏ thời gian ra xếp hàng mà vẫn muốn mình được thanh toán trước. Trên đường đi tôi cũng thấy nhiều tài xế xe máy chạy xe theo kiểu “tôi trước”. Họ chỉ quan tâm đến quyền lợi của mình mà không buồn để ý đến sự an toàn của những người cùng tham gia giao thông. Họ chen lấn, vượt đèn đỏ, không sử dụng xi-nhan, che áo mưa lên kính chiếu hậu, chạy xe lên vỉa hè,… Những hành vi này đều thể hiện quan điểm “tôi trước”, còn những người khác đứng sau hoặc không quan trọng bằng “tôi”. Với người nước ngoài, thái độ “tôi trước” này rất thô lỗ và nguy hiểm.
Trong văn hóa phương Tây, khi một thành viên có hành vi ảnh hưởng không tốt đến cộng đồng thì những người xung quanh sẽ nhắc nhở. Xã hội phương Tây tự điều chỉnh và luôn giám sát các cá thể bên trong nó. Ở ViệtNam, tôi không thấy được điều này. Không ai bực bội khi thấy một người khác đặt bản thân mình lên trước lợi ích cộng đồng. Tôi đã thấy người ta vứt rác xuống hồ, xả trên xe lửa, xe buýt và lề đường, dùng không gian công cộng làm chỗ đi vệ sinh, v.v… Họ không hề tôn trọng những người xung quanh mà chỉ nghĩ cho bản thân. Thói quen “tôi trước”, người khác để sau hoặc không cần quan tâm đến cần phải được thay đổi vì lợi ích của ViệtNam. Không ai đứng riêng lẻ mà thành công được. Hãy suy nghĩ cho cả những người xung quanh bạn. Khi đó hành tinh này sẽ trở thành một nơi tốt hơn cho tất cả mọi người, kể cả chính bạn.
Lê Tâm dịch