Loạn thị là một dạng rối loạn của mắt, xảy ra khi giác mạc hoặc ống kính bên trong mắt có hình dạng bất thường và cong lại. Ở mắt bình thường, các tia hình ảnh sau khi đi qua giác mạc thì được hội tụ ở một điểm trên võng mạc. Nhưng ở mắt loạn thị, các tia hình ảnh lại được hội tụ ở nhiều điểm trên võng mạc khiến cho người loạn thị thấy hình ảnh nhòe, không rõ.
Cảnh giác với bệnh liên quan đến loạn thị
– Bệnh loạn dưỡng giác mạc. Đây là bệnh về mắt hiếm gặp, khi giác mạc trở nên mỏng và phình u lên giống như một hình nón. Giác mạc là phần rất quan trọng của mắt. Ánh sáng đi vào mắt qua giác mạc, giúp khúc xạ hay tập trung các tia sáng, để nhìn thấy rõ hơn. Khi bị loạn dưỡng giác mạc, hình dạng của giác mạc thay đổi, khiến cho tầm nhìn bị méo mó. Hơn thế, bệnh có thể gây cản trở cho một số hoạt động, như khi điều khiển xe cộ, đánh máy vi tính, xem TV hay đọc sách.
– Tầm nhìn mờ hay bị bóp méo. Có thể do nhiều nguyên nhân gốc rễ khác nhau. Thông thường nhất, đó là kết quả của lỗi khúc xạ đơn giản, làm cho ánh sáng tập trung tại một số điểm khác nhau thay vì vị trí cần được tập trung vào phía sau của võng mạc. Loạn thị có thể là thủ phạm của tầm nhìn mờ hay bị bóp méo. Trường hợp này, giác mạc, lớp trong mờ của mắt nằm phía trước mống mắt và đồng tử (con ngươi), có hình dạng không đều, gây ra các phần khác nhau của ánh sáng đi vào mắt để tập trung vào những độ sâu khác nhau, làm mất tầm nhìn trung tâm, và nhìn thấy các vật ở giữa phạm vi tầm mắt giống như bị cong lại. Tình trạng này có thể dẫn đến mù lòa, nếu không được chữa trị. Vì thế, cần đến bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán bệnh thoái hóa thời điểm vàng, nếu cảm thấy mắt có những triệu chứng tương tự.
– Mắt lười biếng. Bệnh có thể xảy ra nếu loạn thị một bên mắt không được hiệu chỉnh, còn gọi là giảm thị lực. Ngoài ra, việc dùng kính áp tròng để chữa loạn thị có thể dẫn đến kích ứng và trầy xước giác mạc, đặc biệt khi kính áp tròng không được làm sạch và bảo quản đúng cách. Quáng gà là không có khả năng nhìn thấy mọi thứ trong ánh sáng lờ mờ, đặc biệt những người loạn thị đồng thời không thể nhìn thấy các đường nằm ngang và dọc. Một người bị loạn thị thường phải nheo mắt lại để tập trung nhìn tốt hơn, điều này có thể gây đau đầu.
Bài tập mắt
– Mát xa nhãn cầu. Đây là một trong những bài tập tốt nhất đối với mắt loạn thị, đem lại hiệu quả cao trong trường hợp loạn thị nghiêm trọng, giúp duy trì hình dạng tự nhiên của thấu kính mắt.
Đặt các ngón tay phía trên hai mí mắt đã nhắm lại.
Bảo đảm tạo áp lực nhẹ và không làm đau mắt.
Có thể tiếp tục di chuyển hai mắt từ trái sang phải, theo chiều hay ngược chiều kim đồng hồ, lên và xuống. Mỗi chuyển động cần được lặp lại 10 lần.
Thời gian tập cần kéo dài một phút.
– Tập cổ. Các động tác vươn duỗi cổ mỗi ngày có tác dụng làm giảm loạn thị.
Đứng thẳng người, sau đó từ từ di chuyển đầu từ bên này sang bên kia, và ra phía trước rồi phía sau nhiều lần trong ngày. Ngoài ra, hãy xoay đầu, sau đó nhìn sang mỗi bên vai nhiều lần trong khi tập, và kết hợp xoay tròn đầu theo cả hai hướng. Do nâng đỡ phần đầu, nên các cơ ở cổ phải chịu áp lực và căng thẳng. Các động mạch nằm giữa các cơ ở cổ hoạt động để cung cấp máu cho đầu và mắt. Các cơ ở cổ bị siết chặt và căng thẳng ngăn ngừa máu lưu thông, và các bài tập cổ sẽ tăng tuần hoàn máu, cung cấp nhiều chất dinh dưỡng cho mắt.
– Yoga mắt. Yoga mắt đem lại tầm nhìn rõ, cải thiện thị lực, làm khỏe cơ mắt và giảm các triệu chứng của loạn thị.
Đứng thẳng người hay ngồi trên sàn nhà, trên một cái ghế, hai chân bắt chéo nhau.
Nhắm mắt lại, thiền định và hít thở theo cảm xúc và nhận thức bằng mắt. Bắt đầu di chuyển nhãn cầu chầm chậm bên này sang bên kia. Thực hiện vài lần, và kết thúc bằng việc thư giãn, nhắm mắt lại.
- Hoàng Uyên theo Better Health & Vkool