Giao tiếp tốt là chìa khóa cho bất kỳ mối quan hệ nào. Giao tiếp trong gia đình còn đặc biệt quan trọng ở chỗ giúp thiết lập cách mà mọi người tương tác với những người khác trong xã hội.
Cải thiện giao tiếp trong gia đình có thể củng cố các mối quan hệ, giúp các thành viên gần gũi nhau hơn. Hãy kết hợp những lời khuyên sau đây để mở cánh cửa giao tiếp hiệu quả trong gia đình của bạn.
Điều nên làm
- Trước khi nói chuyện với một thành viên gia đình, nhất là khi bạn đang tức giận, hãy cố gắng kềm nén cảm xúc. Xác định rằng mục đích của bạn là thông cảm, thấu hiểu với họ. Điều này sẽ giúp bạn tập trung hơn cho sự tương tác, đáp ứng được nhu cầu giữa đôi bên.
- Dành thời gian giao tiếp, bày tỏ lòng cảm kích với các thành viên gia đình mỗi ngày. Điều này có thể đơn giản giống như một câu ghi chú cảm ơn. Chủ động thể hiện sẽ mang ý nghĩa tích cực, giúp các thành viên gia đình gắn bó với nhau hơn.
- Khi dành thời gian để lắng nghe bạn đời, con cái của mình, họ càng thêm cảm thấy mình được yêu thương, đánh giá cao. Bạn có thể hỏi về ngày làm việc, học hành hoặc cảm giác của họ về một chủ đề nào đó đồng thời hãy tỏ ra quan tâm lắng nghe điều họ nói. Điều này sẽ giúp bạn hiểu được những tâm tư, tình cảm của các thành viên trong nhà.
- Một trong những kỹ năng giao tiếp khó nhất là thể hiện chính mình một cách trung thực, với lòng bao dung, nhất là khi bạn tức giận. Khi thể hiện những cảm xúc khó khăn, các tuyên truyền viên tích cực luôn biết cách thay đổi cảm xúc của họ, thay vì cho phép những cảm xúc tiêu cực lấn át mối tương tác.
- Xem thêm: Những đề tài thích hợp cho bữa cơm gia đình
Điều cần tránh
- Sử dụng những ngôn ngữ có tính công kích. Khi giao tiếp với những người thân yêu, cần chú ý đến tông giọng. Giao tiếp với giọng nói công kích chỉ khiến người khác có tâm lý phòng thủ, khiến họ có xu hướng từ chối điều bạn đang nói. Tiếp cận vấn đề một cách bình tĩnh, điềm đạm sẽ giúp họ nhận và nắm bắt được thông điệp của bạn.
- Để cảm xúc lấn át. Một trong những điều tệ hại nhất bạn có thể làm là nói điều tiêu cực với một người thân yêu trong khi tức giận. Vậy nên, hãy hít vài hơi thở, chờ cho đến khi bình tĩnh trở lại mới phản ứng. Phản ứng sau vẫn tốt hơn thay vì nói điều gì bất lợi ngay lúc đó.
- Đổ lỗi hay xấu hổ. Chúng ta có xu hướng đổ lỗi, xấu hổ khi thất vọng hay tức giận. Những lời bình luận như “Em/anh gây nên điều này” hay “Em/anh cần hiểu rõ hơn”, chỉ gây tổn thương cho việc giao tiếp. Bày tỏ những cảm xúc theo một hướng tích cực hơn, như “Em/anh bực mình bởi vì…” là cách hiệu quả hơn để giao tiếp những cảm xúc, nhu cầu của bạn đối với những người thân yêu.
- Quên đi việc hỏi thăm. Một tiếp cận chủ động sẽ được yêu cầu cho các ý kiến và phản hồi. Sự quan tâm của bạn đến ý kiến của mọi người sẽ được đánh giá cao, bạn sẽ có được những công cụ cần thiết để cải thiện việc giao tiếp trong tương lai.
- Xem thêm: Quanh cái bàn ăn, giá trị của mái ấm