Phòng ăn rộng lớn ở Trung tâm Thành Long vào lúc 12 giờ 30 chỉ có hai người: HLV Edson Tavares và HLV thể lực Birowisc. Họ đang ăn cơm trưa khi tôi đến.
Tôi có ý định mời ông Tavares đi ăn cơm trưa ở trung tâm Sài Gòn nhưng ông từ chối: “Tôi rời khỏi nơi đây thì rất có thể một số cầu thủ ở TP.HCM hoặc ở các tỉnh lân cận sẽ biến mất theo”.
Chúng tôi nói chuyện với nhau đủ thứ trên đời bằng tiếng Pháp. Bề ngoài ông có vẻ nghiêm nghị nhưng khi trao đổi rất cởi mở, chẳng né tránh một vấn đề nào, từ chuyên môn đến những chuyện tư riêng về gia đình. Ông không ngần ngại có những nhận xét thẳng thắn về bóng đá Việt Nam và cả cách làm ăn của LĐBĐVN.
Theo tôi, câu nói đáng nhớ nhất của ông trong cuộc trao đổi này – cũng là câu nói thể hiện khá trung thực con người ông – chính là khi ông chậm rãi thổ lộ: “Tôi nghĩ đến bóng đá. Tôi không nghĩ cho mình. Tôi mong muốn khi mình đi rồi thì bóng đá Việt Nam có được một nền tảng…”. Nhỏ giỏi nhưng lớn lại… kém!
Câu chuyện bắt đầu với những gì ông chứng kiến tại Trung tâm bóng đá Thành Long. Ông chỉ tay ra hướng sân cỏ:
– Cầu thủ nhí, 13-14 tuổi, mà tôi thấy ở trung tâm này đều rất khéo léo, dồi dào năng khiếu – một tiềm năng quá lớn mà không phải quốc gia nào cũng có. Các cầu thủ nhí ở trung tâm này không thua bất cứ đứa trẻ nào ở Brazil. Thế nhưng lên đến U17, U20 thì lại rất kém.
____
Ông giải thích hiện tượng này như thế nào?
Đơn giản: có một lỗ hổng trong đào tạo từ 14 tuổi đến 20 tuổi. Tôi đã từng nhận xét nếu Việt Nam không có một kế hoạch đào tạo bài bản từ 14 tuổi trở lên thì bóng đá Việt Nam tiếp tục trả giá trong tương lai. Tôi không hiểu tại sao một tư nhân có thể xây dựng một trung tâm đào tạo như thế này nhưng Nhà nước lại không thể làm được.
Báo chí ở Việt Nam cũng suy nghĩ và đặt vấn đề như ông. Đây không phải vấn đề của Nhà nước vì Nhà nước rất sẵn sàng ủng hộ các kế hoạch về đào tạo nếu được LĐBĐVN kiến nghị một cách cụ thể. Theo tôi, đây là vấn đề năng lực của Ban thường vụ LĐBĐVN.
Cơ hội đội tuyển tập huấn tại Trung tâm Thành Long cũng cho tôi một suy nghĩ: nếu LĐBĐVN có một trung tâm như thế này thì họ tiết kiệm biết bao là tiền. Trong thời gian chúng tôi ở tại đây, còn có đội U20, hai đội tuyển bóng đá nữ. Tất cả là bốn đội. Tiền mà Liên đoàn chi ra chắc chắn không phải ít. Chẳng lẽ Liên đoàn chỉ biết xài tiền mà không biết làm ra tiền. Tôi không thể tưởng tượng được người ta có thể bán bản quyền truyền hình trận Việt Nam-Hàn Quốc với giá 3.000USD trong khi cái giá của nó ít nhất phải là 50.000USD.
(Khi ông Tavares đề cập đến cái giá phi lý của bản quyền truyền hình trận Việt Nam-Hàn Quốc, lúc đó các viên chức AFC (Liên đoàn Bóng đá châu Á) chưa bày tỏ sự kinh ngạc của mình về vấn đề này).
Vấn đề của bóng đá Việt Nam là trong Liên đoàn không có ai biết làm ra tiền. Ở các nước, liên đoàn thường hỗ trợ các CLB chứ không có trường hợp các CLB phải góp tiền… nuôi liên đoàn như ở Việt Nam.
Trước đây (năm 1998), bóng đá Trung Quốc có nhiều điểm giống bóng đá Việt Nam. Các đội bóng cũng tùy thuộc vào các ngành của Nhà nước và các chính quyền địa phương, nhưng hiện nay các đội chuyên nghiệp đều hoàn toàn độc lập về điều hành và quản lý. Siemens ký một hợp đồng tài trợ cho LĐBĐ Trung Quốc 3 năm lên đến 50 triệu USD, như thế hơn 15 triệu mỗi năm. Liên đoàn cho lại 800.000USD cho đội đứng đầu C.League, 700.000 cho đội đứng nhì v.v… và v.v…
(Ông Tarares làm HLV tại Trung Quốc trong 6 năm. Từ 1998 đến 2003. CLB cuối cùng mà ông đến là Lifan).
____
Lúc ông cầm quân ở Lifan, Lê Huỳnh Đức có ra sân không?
Rất ít. Khi Đức sang Lifan là do một hợp đồng làm ăn kinh tế giữa công ty này với phía Việt Nam. Lúc đầu HLV của Lifan – trước tôi – nhất quyết không nhận Đức. Nên khi Đức đến, ông này để Đức ngồi ngoài sân.
Có thể nói, chưa có một HLV nước ngoài nào nắm ĐTVN lại xem bóng đá Việt Nam nhiều như tôi.
____
Việt Nam cần một kế hoạch phát triển dài hạn. Tấn Tài ở đội hạng Nhất Khánh Hòa được HLV Luciano giới thiệu đã được thử chân ra sao?
Khá tốt. Cậu ấy sẽ có cơ hội ra sân. Chỉ có một chỗ nhược: lại một cầu thủ không có chiều cao. ĐTVN có quá nhiều cầu thủ thấp bé. Chúng ta thua hai trận trước các đội Hàn Quốc ở LG Cup và vòng loại World Cup cũng vì thiếu chiều cao. Cầu thủ Việt Nam ăn quá nhiều cơm và rau không đủ chất dinh dưỡng.
____
Theo tôi, để lấp chỗ khuyết về chiều cao của hàng thủ, thủ môn Việt Nam phải biết xông ra để phá những đường bóng bổng mà đối phương câu vào khu vực 16,50m. Đáng lý Minh Quang phải can thiệp trước khi quả bóng đến đầu của cầu thủ Hàn Quốc trước sự bất lực của hậu vệ Văn Đàn trong bàn Đội tuyển Hàn Quốc gỡ hòa 1-1…
Anh nói đúng. Nhưng không thể thay đổi thói quen và cách bắt bóng của Minh Quang khi anh đã 32 tuổi. Đây là vấn đề đào tạo từ trước. Đúng ra HLV đội tuyển quốc gia không làm công việc đào tạo lại. Các tuyển thủ phải sẵn sàng về chuyên môn và cả thể lực từ CLB. HLV chỉ kiểm tra lại, xem xét và bổ sung một số mặt, đưa ra những yêu cầu chiến thuật áp dụng trước đối phương. Sự chuẩn bị tâm lý là quan trọng.
____
Tình hình hiện nay các cầu thủ Việt Nam đến ĐTQG gần như phải học lại từ đầu nhiều thứ, phải nạp lại thể lực…
Tôi đã từng trình bày với Chủ tịch Liên đoàn là Việt Nam cần xây dựng một kế hoạch dài hạn 5 hay 6 năm, chia ra từng giai đoạn, CLB sẽ tiến như thế nào, ĐTQG sẽ phát triển trên đường hướng nào v.v… Các HLV đến ĐTQG nối tiếp nhau nhưng chỉ đi theo một hướng đã vạch ra từ trước. Như thế mới tránh tình trạng mỗi HLV làm theo một cách và cứ phải bắt đầu lại từ đầu.
Khuyết điểm chung của các cầu thủ Việt Nam là hoặc đá tấn công hoặc chơi phòng thủ, rất ít có cầu thủ vừa chơi tấn công lại biết phòng thủ hoặc ngược lại.
____
Tình hình đội tuyển Việt Nam ra sao? ĐTVN còn một số vấn đề mà giới hâm mộ vẫn âu lo. Trường Giang ở vai trò tiền vệ thủ tốt chưa? Hai hậu vệ hình như cũng chưa chắc chắn, kể cả vị trí của Mạnh Dũng.
Thật sự hàng tiền vệ là chỗ tôi ưng ý nhất. Trường Giang có kỹ thuật rất tốt nhưng anh không được hoàn toàn sung sức. Duy Quang có thể thay anh nhưng Duy Quang vẫn còn bị chấn thương. Vấn đề của tuyến giữa là khả năng tham gia phòng thủ. Cả Tài Em và Minh Phương đều hướng lên phía trước. Trong trận Việt Nam thua Hàn Quốc, tình hình có thể khác khi chúng ta chơi 11 người chống lại 10 người và đang dẫn trước 1-0. Đáng lý cứ để bộ ba tiền đạo Văn Quyến – Huỳnh Đức – Công Vinh xông lên tấn công còn hàng tiền vệ luôn sẵn sàng lui về hỗ trợ thế thủ, đằng này Tài Em và Minh Phương lên luôn. Kết quả chúng ta có đến 5 tiền đạo và khi đối thủ phản công chỉ có Trường Giang kịp lùi về đối phó.
____
Còn hàng hậu vệ càng có thời gian chơi với nhau họ sẽ hiểu ý nhau tốt hơn. Mạnh Dũng nghỉ đá 2 tháng cần thêm thời gian trận mạc để chơi tốt hơn. Huy Hoàng cũng thế. Đức Thắng phong độ không tốt cũng có người sẵn sàng thay: Văn Nhiên hay Quang Trãi. Còn trường hợp Văn Đàn thủ tốt nhưng tấn công chưa tốt.
Khuyết điểm chung của các cầu thủ Việt Nam là hoặc đá tấn công hoặc chơi phòng thủ, rất ít có cầu thủ vừa chơi tấn công lại biết phòng thủ hoặc ngược lại. Bóng đá ngày nay không còn cắt đôi rạch ròi hai chức năng này, cầu thủ chơi bất cứ vị trí nào.
____
Tôi không thể phát biểu về thiếu nữ Việt Nam. Ông phải luôn xa nhà vì nghề nghiệp, vậy ông giải quyết chuyện gia đình ra sao?
Hiện tôi đã chia tay với vợ. Tôi có ba người con. Đứa con trai lớn 24 tuổi, hai con gái, một 22 tuổi và một 18 tuổi.
____
Thời gian qua, ông có một người bạn gái Việt Nam nào chưa? Những người nước ngoài đến Việt Nam rất khó… “toàn mạng” khi gặp các cô gái Việt Nam. Đây không phải là ý kiến của cá nhân tôi. Một người Pháp bạn tôi nói thế. Ông có thể phát biểu gì về thiếu nữ Việt Nam?
Tôi có quen một hai người nhưng là quan hệ bình thường thôi. Thật sự rất khó cho tôi phát biểu về thiếu nữ Việt Nam. Anh cũng thấy đó, suốt ngày tôi ở với đội bóng, tôi có đi phố đâu mà ngắm cảnh ngắm người.
Tôi không hiểu tại sao một tư nhân có thể xây dựng một trung tâm đào tạo như thế này nhưng Nhà nước lại không thể làm được.
____
Vậy giờ rỗi rảnh ông làm gì?
Tôi đi xem bóng đá. Có thể nói, chưa một HLV nước ngoài nào nắm ĐTVN lại xem bóng đá Việt Nam nhiều như tôi, ngoại trừ ông Calisto do ông đang phụ trách một CLB. Cho đến nay, tôi đã xem 31 trận, có trận ở giải hạng Ba, không kể các cúp. Còn những lúc không có điều kiện đến các sân thì tôi xem bóng đá trên ti vi. Nói cách nào đó, tôi ăn ngủ và thở bằng bóng đá!
____
Ông không có một thú giải trí nào khác? Và cũng không thích ra phố, đi nghe nhạc chẳng hạn?
Tôi là người đàn ông… trong gia đình (ông cười). Không xem bóng đá trên ti vi thì tôi đọc sách. Tôi thích loại sách hồi ký. Và cũng rất thích nhạc cổ điển. Nếu tôi lấy vợ lần nữa, tôi cũng thích vợ mình gắn với gia đình.
(Bắt tay tôi lúc tôi ra về, ông Tavares nói thêm: “Tôi chỉ nghĩ đến bóng đá. Không nghĩ gì về mình. Tôi muốn khi tôi đi rồi, bóng đá Việt Nam có một nền tảng. Có nhiều điều sẽ thay đổi. Tương lai sẽ xác nhận tôi nói đúng hay không”).