Hằng năm, trên thế giới có khoảng hơn 16 ngàn người chết vì bệnh phổi, mà nguyên nhân hàng đầu là môi trường làm việc độc hại. Dưới đây là 7 nghề nghiệp được cho là nguy hiểm đối với buồng phổi của chúng ta.
1. Công nhân xây dựng
Những người làm công việc này thường phải hít nhiều bụi bặm. Nếu thời gian làm việc trong nghề này kéo dài khoảng 20-30 năm thì công nhân xây dựng có nguy cơ mắc phải các chứng bệnh về phổi như ung thư phổi, u trung biểu mô màng phổi (mesothelioma) và bệnh amiant (bệnh gây sẹo và chai cứng phổi).
2. Công nhân nhà máy hóa chất và chế biến thực phẩm
Người làm việc tại các nhà máy hóa chất và chế biến thực phẩm thường xuyên phải tiếp xúc với bụi, hóa chất, các loại khí độc khác nên có nguy cơ bị mắc bệnh phổi tắc nghẽn mãn tính (COPD).
3. Nhân viên y tế
Theo ước tính của giới chuyên môn, có tới 8 – 10% nhân viên y tế bị ảnh hưởng bởi dư lượng bột có trên các đôi găng tay cao su, vốn là tác nhân gây nên các phản ứng mạnh mẽ trong cơ thể, đồng thời thúc đẩy quá trình phát triển bệnh suyễn và dị ứng.
4. Công nhân dệt may
Công nhân làm việc trong xưởng dệt may thường hít phải những hạt bụi từ nguyên liệu như sợi, vải, nệm, khăn… nên dễ bị mắc bệnh phổi nâu (byssinosis).
Biện pháp phòng ngừa: Đeo khẩu trang, cải thiện sự thông thoáng trong khu vực làm việc.
5. Nhân viên pha chế rượu
Phục vụ trong không gian ngột ngạt khói thuốc và hơi rượu trong thời gian dài cũng khiến các nhân viên pha chế rượu đối mặt với nguy cơ bị các bệnh về phổi.
6. Nhân viên làm bánh
Người làm công việc này thường hít phải nhiều bụi bột nên có thể mắc chứng dị ứng và nguy cơ bị bệnh suyễn.
7. Công nhân sửa chữa ôtô
Hen suyễn cũng là một bệnh thường gặp ở những công nhân sửa chữa xe hơi, nhất là những người chuyên phun sơn cho xe. Trong sơn có chứa các nguy hiểm là chất polyurethan và isocyanate gây kích ứng da, dị ứng, tức ngực, thở nông, kích hoạt cơn hen suyễn…