Từ xa, đập vào mắt du khách trước tiên là “hàng rào” bằng phao trên biển. Hàng phao này như một biên giới ngăn cách hòn Ông với bên ngoài. Bên trong “hàng rào”, sinh vật biển được bảo vệ tuyệt đối, không ai được đánh bắt nhằm giữ vẻ hoang sơ và đảm bảo điều kiện tự nhiên cho vùng biển hòn Ông. Không như hòn Tằm chỉ có nắng, không như Đầm Bấy với biển bùn, cũng không như hòn Tre với bờ cát nhân tạo, cũng như hòn Lao đi đến mỏi chân… Biển ở đây trong xanh và không hề có sóng. Hàng dừa xanh soi mình xuống mặt nước tạo bóng râm cho người tắm biển hay ngồi chơi trên cát. Núp sau những tán cây, khóm hoa là những ngôi nhà được thiết kế đơn sơ kiểu kiến trúc của các dân tộc miền núi và chỉ cần vài bước chân thôi là đã xuống biển. Quả là một chốn nghỉ ngơi tuyệt đối yên tĩnh, nơi người ta có thể rũ bỏ hết mọi ưu tư của cuộc sống bộn bề để hòa mình với biển xanh, trời xanh và mây trắng như bông.
Đường ra vịnh Vân Phong
Ngoài ra, hòn Ông còn hấp dẫn nhờ những môn thể thao trên biển như chèo xuồng, lướt ván buồm, đi catamaran (loại thuyền buồm có hai thân song song), lặn ống thở… Khu vực vịnh Vân Phong này được Hiệp hội lặn quốc tế (PADI) công nhận là một trong những địa điểm lặn hấp dẫn nhất Việt Nam. Biển ở đây trong đến mức du khách có thể thấy từng loại cá đang bơi lội tung tăng. Cá đủ màu, đủ loại, cá nhỏ, cá to… Thả mình xuống dòng nước trong vắt ấy, người ta có cảm tưởng như cả đàn cá nhỏ đang vây quanh mình. Trên bờ biển vắng, những người khách nước ngoài chọn góc ảnh đẹp cho những đứa trẻ; dưới nước, từng nhóm trẻ con đang chơi trò xúc cát và tranh cãi rôm rả, lại có em ngậm ống thở, mang chân vịt bơi ra xa tìm cá… Trong bóng râm trên bờ cát, núp sau những khóm hoa có vài người lớn nằm trên
Bãi cát trên đảo