Từ ngày 20-11, hãng giao thông vận tải London cho chạy xe buýt dùng nhiên liệu sinh học làm từ bã cà phê pha trộn với đậu nành và dầu diesel.
Một startup của Anh đã bắt tay với Shell và Argent Energy để tạo ra loại nhiên liệu sinh học từ cà phê, dùng trong các xe buýt diesel tại Luân Đôn. Công ty đã sản xuất 6.000 lít dầu café cho dự án thí điểm, đủ để một xe buýt thành phố chạy trong một năm. Arthur Kay, nhà sáng lập startup bio-bean, cho biết đây là ví dụ tuyệt vời về những gì có thể làm khi hình dung lại rác thải như một nguồn tài nguyên chưa được khai phá.
Bã cà phê giàu năng lượng, chứa nhiều hợp chất giá trị, biến chúng thành một nguồn lý tưởng để sản xuất nhiên liệu sạch. Anh Arthur Kay, Giám đốc Công ty năng lượng xanh Bio-bean ước tính ở Anh thải 500.000 tấn bã cà phê mỗi năm, phần lớn đều bị xả ra các bãi chôn lấp, gây hiệu ứng nhà kính độc hại. Bã cà phê từ các cửa hàng cà phê, nhà hàng, nhà máy được thu thập rồi chuyển đến cơ sở tái chế. Tại đây, bã được phơi/sấy khô trước khi chiết xuất dầu café. Sau đó, dầu cà phê được trộn với các nhiên liệu khác để tạo ra nhiên liệu sinh học B20, có thể dùng trong các xe buýt diesel mà không cần cải biến.
Theo Engadget, người dân London uống khoảng 20 triệu tách cà phê mỗi ngày. Chất thải được tạo ra sẽ đủ để cung cấp cho 1/3 mạng lưới giao thông của London.
Hiện khoảng 6.000 lít dầu cà phê đã được sản xuất, có thể cung cấp nhiên liệu cho một chiếc xe buýt ở London trong suốt một năm. Trước đó, chất thải từ dầu ăn và chất béo động vật cũng đã được sử dụng để sản xuất nhiên liệu. Thị trường tiềm năng cho dự án này là Mỹ, nơi tiêu thụ cà phê nhiều nhất hành tinh với 400 triệu tách café/ngày.
- Theo TTO