Vai trò của doanh thu trên các phòng vé quyết định sự thành công hay thất bại của một bộ phim. Trong đó, các doanh thu phòng vé ở nước ngoài ngày càng đóng vai trò quan trọng đối với Hollywood.
Khái niệm về phòng vé
Phòng vé (Box office) là nơi bán vé cho công chúng để theo dõi một sự kiện. Các khách hàng có thể thực hiện giao dịch tại một quầy, thông qua một lỗ trên tường hoặc cửa sổ, hoặc tại một cửa bán vé.
Nói rộng hơn, thuật ngữ này thường được sử dụng, đặc biệt là trong bối cảnh ngành công nghiệp điện ảnh, như một từ đồng nghĩa với số lượng doanh thu của một sản phẩm cụ thể, chẳng hạn như một bộ phim hoặc một chương trình sân khấu.
Kinh doanh phòng vé có thể được đo lường bằng số lượng vé bán ra hoặc số tiền thu được từ việc bán vé (doanh thu).
Dự báo và phân tích về các khoản thu nhập này rất quan trọng đối với các ngành công nghiệp sáng tạo và thường là nguồn quan tâm đối với những người hâm mộ. Điều này nổi bật hơn hẳn đối với ngành công nghiệp điện ảnh Hollywood.
Hiện tượng mới trong doanh thu
Năm 2014 được xem là năm thất vọng của doanh thu phòng vé. Nhưng cũng trong năm này, đã đánh dấu một phim bom tấn rất nổi bật.
Đó là phim Transformers: Age of Extinction (Robot Đại chiến 4: Kỷ nguyên hủy diệt), đây là phim thứ tư trong sêri phim Trandformers. Chỉ riêng phim này đã đem lại doanh thu hơn 1 tỉ USD trên các phòng vé toàn cầu.
Thoạt nhìn, Transformers: Age of Extinction có vẻ không thu hút bằng những phim trước nó. Tổng danh thu nội địa 241,2 triệu USD (ở Mỹ và Canada), thấp nhất trong các phim Transformers.
Tuy nhiên, tổng doanh thu tại các phòng vé quốc tế lại lên đến 763,8 triệu USD. Phim thành công vang dội ở Trung Quốc, trở thành phim có doanh thu cao nhất mọi thời đại ở quốc gia này, với lần đầu tiên đạt tới trên 300 triệu USD.
Nếu bạn muốn biết các phòng vé Hollywood hoạt động như thế nào, hãy theo dõi trường hợp của phim Transformers 4 thì rõ.
Những con số đã được thông tin như thế nào?
Có một thời, khi những thông tin không bao gồm tường thuật doanh thu phòng vé lúc cuối tuần. Các công ty kinh doanh rạp hát tổng cộng những con số từ những đại lý của họ và gửi chúng đến các hãng phim theo thời gian kỳ hạn hơn là thời gian thực. Những con số được đếm thủ công và do đó không phải lúc nào cũng chính xác.
Trong thập niên 1970, cuối cùng các hãng phim mới nhận được những bài tường thuật từ báo chí Hollywood, họ có thể phát báo miễn phí cho quần chúng đối với những phim bom tấn. Những nhà hát này tường thuật những con số chính xác nhanh chóng hơn.
Ngày nay, những con số phòng vé được truyền thông quốc gia và Công ty Truyền thông toàn cầu Rentrak (Rentrak chuyên thăm dò và nghiên cứu công nghiệp giải trí, trụ sở ở Portland, Oregon, Mỹ) tường thuật rộng rãi. Số vé bán được và số doanh thu trên khắp thế giới đều được gửi thẳng đến Rentrak.
Những con số này được cập nhật tới từng phút. Trong bối cảnh đó, những doanh số phòng vé ở nước ngoài đã đóng một vai trò quan trọng hơn đối với tổng lợi nhuận của một cuốn phim.
Vai trò ngày càng quan trọng của phòng vé nước ngoài
Có một thời, khi những quốc gia khác đã phải chờ đợi để được xem phim của Hollywood; những cuốn phim được chiếu trong nội địa nước Mỹ khoảng vài tuần lễ hoặc hơn nữa, sau đó chúng mới được tung ra thị trường quốc tế.
Về sau, do số khán giả quốc tế đang gia tăng và việc phát hành phim mới ra những thị trường nước ngoài càng sinh lợi nhiều hơn, nên hiện nay chỉ cần vào một ngày cuối tuần, một bộ phim tiêu biểu đã có thể được đông đảo người xem thưởng thức trên toàn cầu.
Hiện tại, có một sự kiện ngày càng phổ biến đó là những phim bom tấn Hollywood đã công chiếu trên các thị trường quốc tế đầu tiên và một vài tuần sau đó mới đến lượt khán giả Mỹ được xem.
Hiện nay, các doanh thu nước ngoài chiếm khoảng 70% tổng số lợi nhuận của những hãng phim Hollywood, với phần lớn sự phát triển thị trường đến từ Nga và Trung Quốc. Theo dự đoán, cho đến năm 2020, tổng lợi nhuận phòng vé ở Trung Quốc sẽ vượt qua thị trường nội địa ở Mỹ.
Thậm chí, cả những phim bị thất bại ở thị trường nội địa cũng có thể ăn nên làm ra trong những thị trường nước ngoài. Năm 2013, cuốn phim về đề tài quái vật “Pacific Rim” kiếm được hơn 400 triệu USD trên toàn cầu, nhưng chỉ thu được 100 triệu USD ở Mỹ.
Trong cùng năm, phim Rush nói về đề tài đua xe của đạo diễn Ron Howard, đã thu được 26,9 triệu USD ở nội địa, nhưng đã kiếm được hơn 90 triệu USD ở các phòng vé nước ngoài.
Hãng Rentrank thông tin con số phòng vé tại 35 quốc gia, trong số đó có Nga và Trung Quốc; tuy nhiên, Trung Quốc hiện đang nỗ lực làm việc khẩn cấp chống lại tình trạng gian lận phòng vé ở quốc gia này.
Theo ước tính, khoảng 10% tổng lợi nhuận các phòng vé đã bị rút rỉa bới những chủ nhà hát bất lương. Hệ thống bán vé quốc gia mới sẽ cập nhật dữ liệu từng chiếc vé bán ra cho dịch vụ truyền thông xã hội.
Liệu có phương pháp nào tốt hơn để theo dõi doanh số?
Các nhà phê bình nói rằng có một biện pháp đánh giá tốt hơn sự thành công của phòng vé so với tổng số tiền thu được.
Giá trung bình một chiếc vé xem phim là 8,17 USD năm 2014, nhưng đó là tính cả giá buổi biểu diễn ca nhạc giá thấp và phim 3D giá cao.
Ở thành phố New York, vé xem phim có thể đắt gần gấp đôi vé xem phim trung bình ở các nơi khác trong nước. Vậy phải làm sao để có một cái nhìn chính xác nhất?
Vẫn chưa có dấu hiệu Hollywood sẽ thay đổi trong tương lai gần. Chẳng hạn như năm 2013, được xem là năm Hollywood có doanh thu cao nhất. Rồi đến năm 2014, thế giới chứng kiến doanh thu phòng vé giảm xuống thấp nhất trong hai thập niên.
Năm 2014, những người đi xem phim mua 1,26 tỉ chiếc vé, đem lại doanh thu tổng cộng 10,35 tỉ USD, giảm xuống 5% so với 2013.
Điều này cho thấy hệ thống các phòng vé đang làm việc hiệu quả hơn và gia tăng thành công tùy theo sự minh bạch toàn cầu.
Đồng thời cũng chứng tỏ hình thức tường thuật thu nhập phòng vé lỗi thời ngày nào nay đã không còn chỗ đứng nữa trong công nghiệp điện ảnh.