Theo đánh giá của các chuyên gia dinh dưỡng Mỹ, rau mầm có giá trị dinh dưỡng cao gấp 3 – 5 lần rau thường. Mỗi 50g rau mầm có giá trị dinh dưỡng bằng 200g rau thường.
Rau mầm có lượng vitamin B phong phú giúp ngăn cản sự sản xuất dư thừa bã nhờn và giúp hình thành làn da khỏe mạnh. Sử dụng rau mầm trong chế độ ăn hàng ngày của bạn để cải thiện quá trình tái tạo và làm trẻ hóa da. Rau mầm giúp làm lành vết thương nhanh hơn và thay thế các mô bị hỏng. Hơn nữa, rau mầm còn có khả năng làm sáng màu da, cải thiện vết nám do tuổi tác.
Vitamin C trong rau mầm sẽ thúc đẩy sản xuất collagen, giúp cho làn da khỏe và tươi trẻ hơn, có tính đàn hồi tốt hơn. Protein trong rau mầm cũng hỗ trợ các mô và các cơ quan khác của cơ thể, làm trẻ hóa da từ bên trong và làm giảm các nếp nhăn cũng như các triệu chứng lão hóa khác.
Rau mầm chứa hàm lượng axit béo omega-3 cao, rất hữu ích để giảm viêm, giảm nguy cơ mụn trứng cá và các vấn đề về da như ngứa hay ban đỏ. Duy trì tiêu thụ rau mầm trong một thời gian, làn da bạn sẽ mịn màng và trông trẻ hơn do hạn chế các nốt viêm như mụn trứng cá hay hiện tượng bong vẩy do da bị khô.
Rau mầm có chứa silica – một chất dinh dưỡng mà cơ thể cần để xây dựng và tái tạo các mô liên kết của da. Nó cũng loại bỏ chất độc từ cơ thể xâm nhập máu khiến cho da sần bì, không còn sức sống.
- Xem thêm: Những quan niệm sai lầm về thực phẩm
Các nhà khoa học Mỹ còn đưa ra lời khuyên rằng: Nên sử dụng các loại rau mầm đã được sử dụng phổ biến và nghiên cứu chứng minh là ăn được như: Rau mầm họ cải (củ cải trắng, cải đỏ, mầm rau cải ngọt, cải thìa, hoa lơ); mầm lạc, vừng; mầm đậu tương, đậu xanh, đậu đen, đậu đỏ, đậu trắng, đậu Hà lan; mầm hạt rau muống, rau dền; mầm hạt hướng dương; mầm mướp đắng.