Năm 1920 khai quật nên di tích Harappa cho thấy được nền văn minh của Ấn Độ cổ đại có thể trải dài từ năm 3200 trước Công nguyên cho đến năm 2800 trước Công nguyên, nền văn minh trang sức cổ đại của Ấn Độ lấy canxedon, mã não và nhiều nguyên liệu khác đan kết thành dây chuyền, vòng đeo tay, vòng đeo chân, bông tai… các thể loại trang sức.
Năm 1858, nước Anh lật đổ ngôi vị hoàng đế của vương triều Mughal, trong bản đồ các vùng đất thực dân của Đại Anh Quốc dưới quyền cai trị của nữ hoàng Victoria đã gia tăng thêm Ấn Độ. Thế là, viên kim cương được mệnh danh là cổ nhất trên thế giới được phát hiện vào năm 1304 Koh-I-Noor dĩ nhiên thuộc về quyền sở hữu của nữ hoàng.
Ấn Độ với nhiều sắc tộc tôn giáo cùng tồn tại bên nhau bao lâu nay, và sự tín ngưỡng thành khẩn của người dân Ấn Độ đối với tôn giáo, đã hình thành nên một nền tôn giáo đậm sắc màu trong văn hóa Ấn Độ. Tôn giáo len lỏi vào trong tất cả các phương diện của xã hội Ấn Độ, và dĩ nhiên là bao gồm luôn cả thế giới trang sức.
Do người dân Ấn Độ gửi gắm những lời thỉnh cầu, những lời chúc phúc và nhiều nguyên nhân tôn giáo khác vào trong các món trang sức, chính vì vậy màu sắc của các món trang sức đều được hợp thành từ những viên bảo thạch với sắc màu rực rỡ, và cả việc dùng những nguyên liệu như thế nào cho trang sức cũng được suy xét rất kỹ lưỡng.
Những món trang sức Ấn Độ đa phần được làm bằng thủ công, điều này đem đến một sự yên tâm về mức độ sinh động và tỉ mỉ cho những hoa văn trên đó. Cổ điển, hoa mỹ, phức tạp và khoa trương là những nét đặc trưng chủ yếu của trang sức Ấn Độ. Trong đôi mắt của người Ấn Độ, trang sức là sự tượng trưng cho thân phận của người phụ nữ, thậm chí nam giới ít nhất cũng phải đeo một chiếc nhẫn, hay một chiếc vòng đeo tay trên người, để được phù hộ bình an.
Người Ấn Độ cũng tin rằng âm thanh thánh thót được phát ra từ những món trang sức còn có khả năng đuổi yêu trừ ma. Những hình ảnh như mặt trăng, mặt trời, con voi, buồng chuối… trên các trang sức dành cho tai của người Ấn Độ cổ còn mang ý nghĩa tượng trưng cho sự sống và cái chết, phồn thực…, cho thấy khát vọng mãnh liệt của những con người cổ xưa đối với thế giới tự nhiên, vũ trụ và cuộc sống.
Nét đặc sắc rất riêng của Ấn Độ cổ dần dần được những nhà thiết kế trang sức phương Tây yêu thích tìm tòi cái mới khám phá ra. Năm 1642, nhà thám hiểm người Pháp đồng thời cũng là một nhà buôn trang sức tên Jean, đã khám phá ra được một viên kim cương cực lớn nặng đến 112 carat tại vùng tây nam Ấn Độ. Viên kim cương này mang trong mình một màu xanh lam đậm cực kỳ hiếm gặp.
Khi viên đá quý hiếm này được đưa về Pháp, nó đã được dâng lên cho nhà vua nước Pháp thời kỳ bấy giờ. Viên kim cương này dường như là quả cầu thủy tinh đầy ma lực trong tay mụ phù thủy, nó khiến cho toàn châu Âu nhìn thấy được một đất nước Ấn Độ tràn đầy những viên bảo thạch đa dạng màu sắc. Tuy giao thông vào thời kỳ này không hề thuận tiện chút nào, nhưng những thương gia trang sức của châu Âu hoàn toàn không thể chống cự lại được sự mê hoặc chết người của đất nước Ấn Độ.
Họ đã không ngại đường xa nghìn trùng lặn lội đến Ấn Độ để tìm kiếm những viên đá quý hiếm và những món trang sức cổ đầy giá trị. Dehli, Mumbai, Calcutta… những thương gia trang sức đến từ châu Âu dường như đi dọc khắp toàn bộ đất nước Ấn Độ, và rồi một số lượng lớn những viên đá quý hiếm, những món trang sức độc đáo của Ấn Độ đã được “du nhập” vào châu Âu.
Ngọc lam, ngọc lục bảo, hồng mã não, kim cương vàng, kim cương nâu… những viên đá quý mang trong mình luồng khí bí mật đầy phong phú của phương Đông, đã không ngừng được đem vào vận dụng trong các thiết kế trang sức của phương Tây.
Sớm vào năm 1872, đã có một nhà thiết kế trang sức châu Âu dùng hoàng kim và ngọc lục bảo sáng tạo nên đôi bông tai đầu tiên mang phong cách Ấn Độ. Và thời kỳ ấy, những món trang sức mang phong cách này, rất nhanh chóng trở thành một trào lưu thời trang ở khắp Paris, Luân Đôn.
Khi trang sức Ấn Độ đang làm mưa làm gió trong xã hội của phương Tây, thì ngược lại những nhà quý tộc và hoàng thất của Ấn Độ yêu thích ngao du đến phương Tây, đồng thời cũng bị phong cách nho nhã lịch lãm của phương Tây thu hút.
Năm 1928, một tiểu vương Ấn Độ cùng 12 cận vệ đi đến quảng trường Vendôme, đem sáu rương với đủ loại bảo thạch mà ông sưu tầm bao lâu nay giao cho Boucheron, thương hiệu trang sức nổi tiếng của Ý dưới trướng Gucci. Yêu cầu Boucheron hãy dùng những nguyên liệu quý hiếm này tạo nên món trang sức đậm nét đặc sắc của dân tộc. Và rồi chỉ trong một ngày, Boucheron liền nhận được đến 149 đơn đặt hàng trang sức lớn.
Cùng lúc tiếp nhận những đơn đặt hàng đến từ Ấn Độ, những thương gia trang sức châu Âu cũng đồng thời đem công nghệ gia công và cắt bảo thạch của Ấn Độ đến với châu Âu, công nghệ tráng men đặc sắc cùng những thiết kế điêu khắc bảo thạch ấn tượng, trở thành một yếu tố quan trọng để hình thành nên phong cách trang sức kinh điển của phương Tây.
Trên những tác phẩm trang sức thời kỳ này thường có thể thấy được những lớp hoa văn trên hồng bảo thạch hoặc ngọc lục bảo, phương pháp cắt bảo thạch hình giọt nước hay phương cắt thành hình hoa hồng, những công nghệ tinh xảo này đều được đến từ Ấn Độ.