Sau hai thập niên tăng trưởng trung bình 7,6% năm Campuchia đã được Ngân hàng Thế giới xếp vào nhóm quốc gia có thu nhập trung bình thấp với 1.070 USD trong năm 2015. Số lượng khách du lịch tới Campuchia đã tăng gấp đôi kể từ năm 2010, lần đầu tiên vượt mốc 5 triệu khách vào năm ngoái và đem lại 3,2 tỉ USD cho nền kinh tế địa phương, theo Bộ Du lịch. Khoảng 700 ngàn người Campuchia đã tìm được việc làm có mức lương thấp tại các nhà máy may mặc và giày dép của đất nước, ngành đã phát triển trở thành một phần then chốt của nền kinh tế – đóng góp tới 80% tổng hàng xuất khẩu trong năm 2015.
Đã có những thành tích quan trọng về chăm sóc sức khỏe đối với 16 triệu người dân Campuchia trong hai thập niên qua. Theo quỹ Toàn cầu chống AIDS, bệnh lao phổi và sốt rét, sự lây lan của HIV trong người trưởng thành đã giảm từ 219 trường hợp năm 2008 xuống còn 10 trường hợp năm 2015.
Và theo một cuộc khảo sát năm 2015 do Quỹ châu Á tiến hành, những người trả lời có thể nhận diện “nhiều lĩnh vực trong đó chính phủ quốc gia đã cải thiện tình hình tại đất nước trong hai năm qua”. Theo báo cáo, các lĩnh vực được người trả lời khảo sát đề cập nhiều nhất là giáo dục và chăm sóc sức khỏe, bảo vệ nhân quyền, quyền sở hữu tài sản và nền kinh tế. Báo cáo cũng lưu ý rằng “gần một nửa số người trả lời nói rằng chính phủ đã cải thiện giáo dục và chăm sóc sức khỏe”. Nhưng đảng đối lập Cứu nguy dân tộc (CNRP) khẳng định rằng họ đã tìm thấy nhiều người Campuchia phàn nàn về các chính sách của chính phủ khi đảng này vận động tranh cử xung quanh 25 tỉnh của Campuchia, đặc biệt tại các khu vực nông nghiệp bị ảnh hưởng bởi việc lấy đất – trong đó chính phủ bị cáo buộc phân bổ đất cho các doanh nghiệp mà không có sự tham khảo ý kiến hay đền bù đầy đủ cho cư dân.
- L.Q