Trong đó, TP. Hồ Chí Minh sẽ là hạt nhân, là trung tâm dịch vụ về tài chính, thương mại, du lịch và giao lưu quốc tế của toàn vùng. Vũng Tàu sẽ là trung tâm du lịch và khai thác dầu khí, Biên Hòa và Thủ Dầu Một là trung tâm dịch vụ lớn phục vụ phát triển công nghiệp.
Thành phố Hồ Chí Minh nhìn từ trên cao
Dự kiến đến năm 2020, vùng Đông Nam bộ sẽ là nơi sinh sống của khoảng 18 triệu người và sẽ giải quyết việc làm cho khoảng 300.000 người mỗi năm.
Để đạt được mục tiêu trên, từ nay đến năm 2020 khu vực Đông Nam bộ sẽ được ưu tiên đầu tư, nâng cấp hàng loạt dự án hạ tầng. Khu cảng Vũng Tàu, TP. Hồ Chí Minh, Đồng Nai cũng sẽ được đầu tư nâng cấp, đồng thời sẽ đầu tư xây dựng một tổng kho trung chuyển miền Đông.
Nội dung quy hoạch này đã được bàn đến hơn 10 năm trước đây, khi ấy TP. Hồ Chí Minh được xem là đầu tàu cho phát triển của vùng trọng điểm kinh tế phía Nam, là cầu nối giữa Đồng bằng sông Cửu Long và miền Đông Nam bộ nhờ vào vị trí chiến lược và thế mạnh về thương mại cùng dịch vụ tài chính – ngân hàng.