Thấu cảm là yếu tố cần thiết cho mọi mối quan hệ tích cực, đặc biệt là trong đời sống hôn nhân. Khi thấu cảm, vợ chồng sẽ hòa hợp, ít xảy ra mâu thuẫn và có thể giữ bình tĩnh tốt hơn trong lúc tranh luận.
Thấu cảm có thể diễn tả theo nhiều cách. Đó là khả năng hấp thu những trải nghiệm và cảm xúc của bạn đời vào tâm trí và cơ thể của bạn. Về cơ bản, bạn biết đặt bản thân vào vị trí bạn đời và cảm nhận cô/anh ấy đang nghĩ gì. Để phát triển sự thấu cảm, cần có bốn giai đoạn.
Sự cộng hưởng
Nghĩa là cơ thể bạn cảm nhận được điều mà cô/anh ấy đang trải nghiệm. Khả năng này, một phần, được giải thích bởi sự tồn tại của các dây thần kinh phản chiếu trong não. Chúng ở trong các phần của não có thể phản ứng lại các cảm xúc được diễn tả bởi những người khác và sau đó, sinh ra phản ứng tương tự trong bạn.
- Xem thêm: Tương tác tích cực trong hôn nhân
Những dây thần kinh này còn giải thích làm thế nào và tại sao bạn đọc được suy nghĩ của bạn đời và thấu hiểu điều cô/anh ấy đang nghĩ, hoặc tại sao bạn cảm thấy không vui khi bạn đời tổn thương. Nhìn vào một hành động và thực hiện hành động có thể khiến những phần tương tự của não hoạt động với “người làm” và “người xem” cùng phát ra từ một dây thần kinh duy nhất và tạo nên cảm xúc tương tự giữa hai người.
Đồng cảm liên quan đến nhận thức
Bằng cách đặt bạn vào vị trí của bạn đời, nghĩa là quan tâm đến cảm giác và xem cô/anh ấy đang nghĩ gì. Đó là khả năng tiếp nhận những quan điểm và hiểu được ảnh hưởng quan điểm của bạn đời đối với cảm xúc của cô/anh ấy.
Tự điều chỉnh
Bạn cần điều chỉnh những cảm xúc bản thân thay vì để những nỗi buồn của cá nhân bạn xen vào khi bạn đời thổ lộ tâm sự cùng bạn.
Nghĩa là lúc bạn đời gặp thất bại hoặc có chuyện buồn, bạn đừng bị ảnh hưởng theo vì thấu hiểu cảm xúc của cô/anh ấy không liên quan đến việc bạn đang có những phản ứng tiêu cực trước những cảm xúc của bạn đời.
Những ranh giới lành mạnh
Cách này giúp phân biệt được sự khác nhau giữa bạn và bạn đời. Khái niệm “phân biệt” ở đây có nghĩa là tự chủ cá nhân và khả năng tách rời những suy nghĩ với cảm xúc. Càng biết phân biệt rõ ràng, bạn càng không dễ nản lòng và biết linh hoạt, chấp nhận tốt mối quan hệ của mình. Từ đó, bạn dễ phát triển các mối quan hệ lành mạnh và xử lý căng thẳng tốt hơn thay vì quá phụ thuộc hoặc bị cô lập.
- Xem thêm: Kết nối cảm xúc với bạn đời
Bốn giai đoạn nêu trên giúp bạn tạo ra sự đồng cảm thật sự. Bạn đời sẽ thể hiện cảm xúc dễ tổn thương nhiều hơn thay vì cảm xúc phản ứng (ví dụ tức giận), từ đó càng gợi lên sự thấu cảm giữa hai vợ chồng. Điều này cũng giúp các cặp vợ chồng biết tìm hiểu và cảm thông hơn về hoàn cảnh gia đình của nhau.
Nó gợi lên sự thấu cảm về các nhu cầu chưa đạt được và lý do tại sao hoàn cảnh hiện tại dẫn đến những phản ứng mạnh mẽ. Các cặp vợ chồng cũng cần tò mò về nhau trong vấn đề này vì tò mò cũng tạo điều kiện để tăng sự thấu cảm giữa đôi bên.
Phương pháp khác là “người nói – người nghe”, tức là thay nhau làm người nói không ngừng trong ba phút và sau đó, người nghe chỉ cần tóm tắt điều đã nghe. Cách thức đổi vai này có thể tăng sự thấu cảm. Ngoài ra, vợ chồng có thể nhận được hỗ trợ từ nhau bằng những gì họ tưởng tượng nhằm đem lại cảm giác như đang trải nghiệm chính xác về tình huống bạn đời đang cảm nhận.