Có bao giờ bạn nhận biết những suy nghĩ bản thân ảnh hưởng đến cảm xúc, việc làm của bạn?
Cách chúng ta làm có thể ở trong đầu, trái tim của chúng ta. Ai cũng muốn mối quan hệ diễn ra theo hướng tích cực nhưng đôi khi sự việc lại không theo ý muốn. Ví dụ như, vào buổi sáng, bạn đời làm điều gì khiến bạn tức giận.
Bạn cảm thấy không muốn nói chuyện với cô/anh ấy, mà chỉ dành thời gian suy nghĩ phải than phiền cô/anh ấy thế nào. Khi nhìn thấy bạn đời lần nữa, bạn không có tâm trạng muốn nói chuyện, tìm cách tránh mặt cô/anh ấy vào buổi tối. Bạn đời không có ý kiến về việc sai trái vừa qua, lý do tại sao bạn không nói chuyện với cô/anh ấy, không thể biết bạn đang suy nghĩ gì nhưng cô/anh ấy có thể nhìn thấy thái độ bất mãn của bạn.
Thực tế là, thái độ tiêu cực như vậy thường xảy ra trong mọi mối quan hệ. Một khi điều này thường xuyên xảy ra theo thời gian, các cặp vợ chồng sẽ vô tình đẩy mối quan hệ của họ theo hướng tiêu cực.
- Xem thêm: Đánh giá cao giá trị của bạn đời
Giáo sư tâm lý học người Mỹ John Gottman cho biết mối quan hệ bền vững, lành mạnh đòi hỏi tỷ lệ năm tương tác tích cực cần cân bằng với mỗi tương tác tiêu cực. Đây là một tỷ lệ tuyệt vời. Nếu tương tác tích cực, tiêu cực chiếm tỷ lệ 1:1 sẽ có khả năng kết thúc bằng ly hôn. Còn nếu hôn nhân có nhiều hành động tích cực, dù thỉnh thoảng vẫn xảy ra một trường hợp tiêu cực, thì không có gì trầm trọng.
Bạn có thể tăng những trải nghiệm tích cực cho mối quan hệ. Một cách gợi ý, là tăng cường những suy nghĩ về sự trìu mến, thương yêu dành cho bạn đời, cho mối quan hệ. Nghĩ về lý do tại sao hai người yêu nhau, điều gì đem hai người đến với nhau, thời gian đối xử tốt với nhau.
Điều này sẽ giúp duy trì sự kết nối với bạn đời hơn là tạo khoảng cách giữa đôi bên. Tăng cường những suy nghĩ tích cực còn cải thiện những cảm xúc về mối quan hệ, có cư xử tích cực hơn với bạn đời.
Tuy nhiên, suy nghĩ tích cực không có nghĩa là phớt lờ mọi vấn đề. Các cặp vợ chồng sẽ luôn trải nghiệm một số xung đột, sự tiêu cực trong mối quan hệ. Nhưng cách đối phó với xung đột có thể chịu ảnh hưởng bởi những suy nghĩ tích cực, tiêu cực của bạn về bạn đời, mối quan hệ.
Nếu tiếp tục nghĩ về mối quan hệ theo hướng tiêu cực, bạn sẽ càng gặp khó khăn hơn ở giữa một cuộc xung đột để tìm ra cách hiệu quả, tích cực nhằm đối phó với xung đột. Nhưng nếu dành những suy nghĩ tích cực cho bạn đời, mối quan hệ, ngay cả khi ở giữa cuộc xung đột, bạn có khả năng tìm được cách tích cực để đối phó xung đột. Bằng cách thực hành tâm trí, thay thế suy nghĩ tiêu cực bằng tích cực, bạn có thể tăng cường những hành động, cảm xúc tích cực cho mối quan hệ.
- Xem thêm: Thay đổi bạn đời hay chính mình?
Các hoạt động/cách thức giúp tăng cường suy nghĩ tích cực gồm có:
- Ghi trong nhật ký ba điều bạn thích thú về bạn đời.
- Liệt kê ba hoạt động bạn thích cùng làm với bạn đời.
- Đưa ra ba lý do tại sao bạn chung sống với cô/anh ấy.
- Ghi ra ba điều khiến bạn cảm thấy được bạn đời quan tâm, ủng hộ.
- Ghi ra ba điều bạn có thể làm để giúp cô/anh ấy cảm thấy được quan tâm, ủng hộ.
- Nghĩ về các lĩnh vực khác trong mối quan hệ mà bạn có những trải nghiệm, suy nghĩ tích cực về chúng.
- Tạo thói quen chia sẻ ít nhất một suy nghĩ tích cực về bạn đời, mối quan hệ với cô/anh ấy mỗi ngày.