Sống một mình không phải là lựa chọn phổ biến của người ViệtNamtrước đây. Gia đình ViệtNamthường là gia đình mở rộng với nhiều thành viên thuộc nhiều thế hệ cùng chung sống. Đây là một truyền thống đã có từ hàng thế kỷ trước. Khi ai đó trong gia đình đạt được thành công và xây dựng được một ngôi nhà khang trang, họ sẽ có xu hướng nghĩ đến việc sắp xếp chỗ ở cho những thành viên khác trong gia đình mở rộng của mình. Ví dụ, bên cạnh cha mẹ, anh chị em, con cái, họ cũng nghĩ đến người cô góa chồng không thể sống riêng một mình và thu xếp để bà đến ở cùng.
Ở các nước phương Tây lại khác. Kinh tế phát triển khiến cho việc lựa chọn cách sống của người dân trong suốt hơn năm mươi năm qua có nhiều thay đổi. Ngày càng nhiều người, trong đó có rất nhiều phụ nữ chọn cuộc sống độc thân. Thường thì mọi người lập kế hoạch làm việc và tiết kiệm để đảm bảo an toàn về mặt tài chính cho bản thân lúc về già. Khi đã đến tuổi hưu trí, họ thích vào các viện dưỡng lão để được chăm sóc hơn là đến sống cùng họ hàng. Việc trở thành gánh nặng cho con cháu và can thiệp vào cuộc sống riêng tư của chúng là những điều mà người phương Tây luôn muốn tránh. Họ đề cao tính độc lập và trách nhiệm cá nhân.Những đứa trẻ phương Tây được dạy dỗ từ bé rằng cần phải độc lập và chịu trách nhiệm về chính bản thân mình.Việc giáo dục ở gia đình và nhà trường đều hướng đến những giá trị này. Khi trưởng thành, thanh niên phương Tây không hề có tâm lý trông chờ rằng có ai đó sẽ lo lắng cho công việc và cuộc sống của mình. Trên thực tế, hầu hết các bạn trẻ đều mong đến ngày họ có thể rời gia đình và bắt đầu cuộc sống riêng.
Ở ViệtNam, mọi người đều muốn có sự đảm bảo rằng mình sẽ được chăm lo và có nơi nương tựa khi về già. Với giới trẻ, hầu hết các em không được chuẩn bị tâm lý và các kỹ năng để sống một mình.Sinh viên ra trường nhờ cậy gia đình tìm việc cho mình thông qua việc chi tiền mua một vị trí nào đó hoặc sắp xếp dựa vào các mối quan hệ. Nhà cửa của giới trẻ cũng chờ bố mẹ lo cho. Nhiều bạn trẻ còn lệ thuộc người khác ở ngay cả những việc nhỏ hàng ngày như ăn uống, giặt giũ,…
Tuy nhiên, điều may mắn là tôi đang thấy những thay đổi diễn ra ở ViệtNam. Khi đất nước thanh bình, kinh tế phát triển, người dân trở nên giàu có hơn thì họ cũng bắt đầu có khuynh hướng thích một cuộc sống độc lập hơn. Tôi có cảm tưởng số lượng các gia đình gồm nhiều thế hệ cùng chung sống ở ViệtNamđang giảm dần. Các viện dưỡng lão ngày càng được xây dựng nhiều hơn ở những thành phố lớn. Nhiều cặp vợ chồng chọn sống riêng thay vì ở cùng nhà với bố mẹ vợ hoặc bố mẹ chồng để được tự do hơn. Tôi cũng để ý thấy bàn thờ ông bà tổ tiên không xuất hiện ở những căn hộ sang trọng hoặc trong nhà các đôi vợ chồng trẻ giàu có. Có vẻ như tổ chức gia đình ở ViệtNamtrong xã hội hiện đại đang dần dần thay đổi. Dù sao đi nữa, tôi cho rằng việc mọi người không còn sợ sống một mình nữa là dấu hiệu của sự tiến bộ.
Renate Haeusler – Lê Tâm dịch