LTS: Bài viết này của nhà điêu khắc Ha Lim Kim, Giám đốc Bảo tàng Haslla Art World ở tỉnh Gangwon (Hàn Quốc) dành cho họa sĩ Lê Võ Tuân nhân triển lãm của anh(*) tại gallery Cactus (17/12 Nguyễn Huy Tưởng, P.6, Q. Phú Nhuận, TP. Hồ Chí Minh – từ 14-4). Năm 2011, Lê Võ Tuân đã có tranh triển lãm tại Bảo tàng Haslla.
Nhìn vào nghệ thuật có lẽ là cách tốt nhất để chúng ta hiểu những mối liên hệ tương quan, thực tiễn và văn hóa của chúng ta. Đôi khi nghệ thuật chia sẻ những mong đợi của chúng ta, hy vọng, ước mơ của chúng ta và chính bản thân mỗi người. Nghệ sĩ Lê Võ Tuân có lẽ đã cố gắng nhìn vào chính bản thân mình và xã hội nơi anh ấy đã trải qua một quá trình dài để thực hiện những tác phẩm của mình. Anh ấy không lý tưởng hóa hay không tưởng. Không chỉ là những gì Tuân nghĩ, nói, làm hay biết bởi những sự kiện lịch sử cụ thể hay văn hóa, nhưng cách trình bày và cách anh ấy giao tiếp được giới hạn bởi một tiếng nói cụ thể mang một giới tính, một chủng tộc, một quốc tịch, và một ký ức rất cá nhân, một ký ức được góp nhặt cũng như lịch sử.
Những bức chân dung của Tuân đã thể hiện nhiều hình ảnh và ký hiệu khác nhau trong cùng một khung cảnh. Ví dụ, hình ảnh của mây là hy vọng đồng thời cũng là những khoảnh khắc thoáng qua của sự chết. Phần màu đỏ đều đều có lẽ là một ẩn dụ cho những khát vọng trong tình trạng không an toàn. Một vài bức chân dung được chia thành ba, bốn phần hoặc nhiều hơn, dường như để diễn tả tính đa dạng hoặc dáng vẻ dối trá. Những giải thích đó không thể rõ ràng. Trong tranh anh ấy, những ký hiệu chứa đựng không chỉ một câu trả lời đúng. Cách giải nghĩa mỗi bức chân dung phụ thuộc vào người xem, dựa trên kinh nghiệm của riêng họ. Bởi lẽ chức năng của nghệ thuật là sự biểu hiện sự tự do và trí tưởng tượng của họa sĩ, và người họa sĩ đó không bao giờ yêu cầu người xem một câu trả lời tương tự. Anh ấy chỉ ước mong người xem cảm nhận nó một cách tự do.
Những nghệ sĩ nổi tiếng của thời đại luôn có nhưng tầm nhìn xa để họ tiếp tục thách thức chúng ta nhìn vào thế giới này một cách khác hơn. Họ tái hiện văn hóa của chúng ta một cách vui nhộn hơn và đẹp hơn. Các nghệ sĩ luôn sẵn sàng tinh thần và trí óc cho những ý tưởng mới – những cách nhìn mới. Nghệ sĩ Lê Võ Tuân không cố gắng để hướng dẫn mọi người một cách trực tiếp nhưng đưa ra những gợi ý để họ nhìn thấy thế giới bằng một cách khác qua những tác phẩm hội họa. Nó tương tự như câu hỏi “Đây là tôi và đây là cách tôi nhìn thế giới, còn bạn thì sao?”.
Nếu chúng ta thừa nhận rằng mọi thứ đều được hình thành bởi văn hóa, chúng ta sẽ thấy rằng chúng ta tạo ra thực tế cho chính mình. Vì thế chúng ta đóng góp vào nó và thay đổi nó. Dựa trên lý thuyết, nghệ sĩ Lê Võ Tuân đang chỉ sống và nhìn vào bản thân chúng ta một cách mạnh mẽ nhất cũng như nhìn vào thế giới một cách nghệ thuật và hiệu quả nhất.
(*) Triển lãm gồm hai phần: phần 1 gồm khoảng gần 30 tranh chân dung có tên chung Chân dung những vết cắt được thực hiện từ năm 2008-2011, và phần 2 là tác phẩm sắp đặt Hôm qua thức trắng, dọn dẹp hôm qua!với những hình hộp có chức năng như ngăn kéo hay tủ mà tác giả “muốn mô phỏng và làm rời ra, trật tự, gọn gàng, dọn dẹp những đống áo quần và một vài thứ linh tinh khác, những hành trang của tôi. Áo quần là vỏ bọc, là hành trang của con người, ngăn kéo là cái khép lại, cất giữ những hành trang đó. Trong mỗi đồ vật, hành trang của quá khứ luôn có những câu chuyện của riêng nó, và tôi mượn những đồ vật của riêng mình để lưu dấu, gián tiếp cất giữ những câu chuyện của riêng mình”.
- Ha Lim Kim