Savills Châu Á Thái Bình Dương vừa công bố bản báo cáo mới nhất về COVID-19, với những phân tích chuyên sâu về tác động của dịch bệnh này tới thị trường bất động sản.
Theo các chuyên gia, còn rất nhiều điều chưa thể dự đoán chính xác, tuy nhiên mỗi phân khúc bất động sản đều đang có những biện pháp khác nhau nhằm đối phó với Covid-19 trong thời gian ngắn và dài hạn.
Trong thời điểm thế giới đang có những căng thẳng về thương mại cùng nhiều diễn biến xã hội bất ổn, dịch cúm COVID-19 đã bất ngờ xuất hiện gây thêm áp lực cho nền kinh tế trong nước, và làm suy yếu những triển vọng cho thị trường bất động sản. Nhiều bài viết so sánh sự tương đồng giữa dịch COVID-19 và đại dịch SARS năm 2003 như hai dịch bệnh gây hàng loạt ảnh hưởng đối với nền kinh tế, xuất phát từ Trung Quốc sau đó nhanh chóng lan tới các vùng lãnh thổ khác.
Dịch SARS xuất hiện vào thời điểm khi thị trường bất động sản đang ở thời kỳ suy thoái, khác với COVID-19 hiện tại khi thị trường bất động sản đang trên đà phát triển. Điều này có thể gây ra những gián đoạn kinh tế theo diện rộng. Vai trò của Trung Quốc ngày nay đã thay đổi và mạnh hơn nhiều đối với nền kinh tế toàn cầu. Việc ngắt kết nối với Trung quốc sẽ gây ra những hậu quả nặng nề cho ngành sản xuất và lĩnh vực đầu tư, vượt xa khu vực Châu Á. Dường như chủng virus mới này có thể sẽ tiến triển theo thời gian tương tự như SARS và sẽ thoái trào vào những tháng hè khi thời tiết ấm áp hơn, sau đó mọi việc sẽ quay lại nhịp sống bình thường. Theo như đánh giá của các chuyên gia Savills, các dấu hiệu khó khăn lan rộng trong lĩnh vực đầu tư vẫn chưa được cụ thể hóa cho đến nay và nhiều khả năng chủ đầu tư sẽ phải quyết định chờ đợi cho sự kiện này trôi qua nếu tài sản và tiềm lực tài chính của họ vẫn trong khả năng kiểm soát.
Những nguyên tắc cơ bản của thị trường sẽ luônkhông thay đổi,. Một sự bùng nổ kéo dài qua tháng 6, một đại dịch hoặc các thay đổi đột biến là những yếu tố làm ảnh hưởng đến sự sự linh hoạt của thị trường và có thể là nguyên nhân của một số thương vụ bán và chuyển nhượng ở quy mô lớn. Giá thuê sẽ có thay đổi dựa vào các điều kiện thị trường. Nhìn chung, các chủ đầu tư thương mại sẽ cần xem xét những phương pháp hỗ trợ ngắn hạn cho các khách thuê. Các biện phát trước đây của chính phủ nhằm giải quyết vấn đề bong bóng tài sản có thể được giữ lại và xem xét nếu cần thiết, trong khi những phương án mới cần được đề xuất. Sẽ có một số tác động gây ảnh hưởng dài hơn, làm tăng tốc những thay đổi mang tính công nghệ trong cách sống, làm việc và mua sắm của chúng ta.
Nghiên cứu sâu hơn vào thị trường Bất động sản Việt Nam, Ông Troy Griffiths, Phó Tổng giám đốc, Savills Việt Nam nhận đinh: “Các dịch vụ chăm sóc sức khỏe và giao hàng tại nhà là những phân khúc ghi nhận tăng trưởng trong khi sự tăng trưởng của ngành bán lẻ và du lịch được dự báo sẽ sụt giảm. Tại Hong Kong, các chủ đầu tư mặt bằng bán lẻ đang giảm giá thuê tới 40%, tuy nhiên với thị trường Việt Nam, phương án này có thể không cần thiết. Việt Nam là quốc gia đầu tiên công bố hết dịch SARS năm 2003 và sẽ tiếp tục thành công trong việc ngăn chặn dịch bệnh lần này. Trong bối cảnh này, ngành sản xuất tại Việt Nam sẽ được hưởng lợi từ “Trung Quốc + 1” – chiến lược mà các các doanh nghiệp nước ngoài đang áp dụng để đa dạng hóa cơ sở sản xuất tới các khu vực khác và giảm thiểu rủi ro khi đầu tư vào Trung Quốc, qua đó sẽ tạo đà tăng trưởng cho nhu cầu cho BĐS công nghiệp tại Việt Nam.”
Nhận xét về ảnh hưởng của dịch Covid-19 đến thị trường Việt Nam, Ông Nguyễn Hồng Sơn, Giám đốc bộ phận Tư vấn cho biết: “Những thiệt hại do dịch bệnh gây ra cho ngành du lịch là rất đáng kể và chưa thể lượng hóa hết được. Tuy nhiên, việc chủ động ứng phó với các kịch bản cũng như khả năng sẵn sàng đáp ứng khi dịch bệnh được khống chế sẽ là cơ hội để ngành giảm bớt thiệt hại trong ngắn hạn. Về lâu dài khi Việt Nam thành công trong việc khống chế và kiểm soát dịch bệnh, ngành du lịch sẽ được hưởng lợi rất lớn từ vị thế của một điểm đến thân thiện, an toàn. Sự dịch chuyển nguồn vốn đầu tư trong khu vực sẽ dành lợi thế cho Việt Nam và việc trở thành điểm đến đầu tư hấp dẫn hơn sẽ góp phần thúc đẩy tăng trưởng kinh tế nói chung và thị trường bất động sản nói riêng.”
Toàn cảnh thị trường- những điều chưa biết
Những biến động gần đây của thị trường Bất động sản có thể được kể đến như cuộcchiến tranh thương mại, tình trang bất ổn xã hội, và thời điểm này là dịch viêm đường hô hấp do chủng mới của virus Corona gây ra – một loại bệnh có những triệu chứng tương tự như cảm lạnh thông thường với tỷ lệ tử vong cao hơn cúm mùa. Những sự kiện này đã khiến kinh tế Châu Á nói chung, và đặc biệt Hong Kong nói riêng rơi vào suy thoái và xuất hiện các rạn nứt trong thị trường Bất động sản vốn vô cùng sôi động. Những phân khúc chịu ảnh hưởng mạnh mẽ nhất là bán lẻ và du lịch, trong khi đó thị trường văn phòng, BĐS công nghiệp và nhà ở cũng ghi nhận những dấu hiệu giảm nhiệt nhất định
Vậy những ảnh hưởng của virus Corona sẽ tác động đến đâu? Việc duy nhất có thể làm lúc này là nhìn lại sự bùng nổ của SARS vào năm 2003. SARS là loại virus gần giống với virus Vũ Hán, với khả năng lây nhiễm thấp hơn nhưng tỷ lệ tử vong lại cao hơn (tỷ lệ tử vong của SARS lên tới 8% so với 1-2% mà virus Vũ Hán gây ra). Xuất phát điểm của SARS là tại tỉnh Quảng Đông, Trung Quốc vào năm 2002, và tới Hong Kong vào tháng 2/2003, sau đó biến mất vào khoảng tháng 6/tháng 7 cùng năm, khi thời tiết trở nên ấm áp. Nếu sự bùng phát của COVID-19 tương tự như SARS, chúng ta có thể dự đoán được những thiệt hại sâu rộng tới nền kinh tế trong nửa đầu năm 2020 tuy nhiên nửa cuối năm sẽ ghi nhận sự phục hồi nhanh chóng. SARS đạt đỉnh dịch vào khoảng tháng 3/tháng 4 năm 2003.
Mặc dù sự bùng phát của hai loại virus này có nhiều điểm giống nhau, nhưng vẫn tồn tại những điểm khác biệt nhất định. Virus Corona mới hiện đã lan rộng ra nhiều vùng lãnh thổ hơn với số lượng người lây nhiễm lớn hơn gấp nhiều lần so với SARS. Virus SARS lây nhiễm cho 8.442 trường hợp trên toàn cầu với 5.327 trường hợp tại Trung Quốc và 1.755 trường hợp tại Hong Kong. Trong khi đó, tính đến nay virus Vũ Hán đã lây nhiễm cho hơn 70,000 người chỉ riêng tại Trung Quốc đại lục. Câu hỏi đặt ra là liệu sự bùng phát này của COVID-19 có vượt qua lãnh thổ Trung Quốc để tới Châu Á hay thậm chí cả Châu Âu và và Bắc Mỹ không? Nếu vậy thì đại dịch này rõ ràng sẽ ảnh hưởng nghiêm trọng tới nền kinh tế yếu ớt đang vực dậy từ cuộc khủng hoảng tài chính năm 2008.