Khác hai Thế vận hội mùa hè 1908 và 1948 diễn ra tại London trước Thế chiến I và sau Thế chiến II, Olympic 2012 khai mạc ngày 27-7 với sự tham dự của hơn 10.000 vận động viên ưu tú và quan chức cao cấp chính trị – thể thao toàn cầu, dưới sự chứng kiến 80.000 khán giả qua nghi thức khai mạc dự kiến dàn dựng công phu, kết hợp vừa kịch tính vừa nghệ thuật cùng “high-tech” nhằm làm sống lại sinh hoạt kinh tế đời thường Vương quốc Anh, từ nuôi trồng – đánh bắt dẫn đến bùng nổ công nghiệp hóa tiên khởi thế giới. Đó chính là đích nhắm tối hậu mà chính phủ Anh muốn tiếp thị, muốn bán cái gọi là “The Britishness” (hồn tính Anh).
Toàn cảnh sân vận động Olympic London nhìn từ trên cao
Hai tuần trước khi ngọn lửa Thế vận 2012 cháy bùng 17 ngày đêm thi đấu, Thủ tướng Anh David Cameron giãi bày: “Olympic 2012 không nên xem như trò chơi xa xỉ vào thời điểm biết bao thách thức kinh tế – xã hội. Đây chính là cơ hội “BÁN” nước Anh cho toàn thế giới”. Từ đó Cameron lạc quan dự báo Olympic 2012 sẽ cung ứng 13 tỉ bảng Anh (quy tròn 20 tỉ USD) trong bốn năm tới, đặc biệt chỉ riêng du lịch – khách sạn – ẩm thực – vận chuyển là 3,45 tỉ USD). Tập đoàn ngân hàng Lloyd còn đưa ra con số lạc quan hơn là 24,75 tỉ USD.
Một nhân viên phòng thí nghiệm đang kiểm tra mẫu thử doping của các vận động viên tham dự Olympic
Tổng hợp các đánh giá nhiều chiều, bài viết đối chiếu triển vọng Olympic 2012 với thực tại kinh tế Anh. Và trên cơ sở phân tích đối sánh phí – lợi nhuận để tìm câu trả lời thỏa đáng: kinh tế Anh được gì trước và sau Olympic 2012.