Social listening ở Việt Nam vẫn là một công nghệ tương đối lạ lẫm với nhiều doanh nghiệp, khi thị trường vẫn đang trong giai đoạn tìm hiểu thêm về công nghệ trên. Nói nôm na, social listening là quá trình thu thập và tổng hợp dữ liệu, từ đó có thể đưa ra insights phù hợp cho doanh nghiệp có nhu cầu.
Trong khi thị trường Việt Nam vẫn đang trong trạng thái thăm dò, đã có rất nhiều doanh nghiệp vừa và lớn trên thế giới áp dụng công nghệ này để có thể thu thập và tìm hiểu thêm về những khách hàng của mình, qua đó sản xuất được những content và sản phẩm mà khách hàng hoan nghênh. Sau đây là một vài ví dụ tiêu biểu về các doanh nghiệp đã ứng dụng thành công Social Listening:
Netflix sản xuất ‘tất’?
Đối với người tiêu dùng Bắc Mĩ, việc dành thời gian xem những truyền hình sitcom là 1 thói quen rất phổ biến, khi những sitcoms và TV shows thường có thời lượng ngắn, dễ xem, mang tính giải trí cao để thư giãn sau 1 ngày mệt mỏi. Thói quen ‘binge watching’ – xem dồn nhiều tập cùng 1 lúc giúp thuận lợi về mặt sắp xếp thời gian, nhưng cũng từ đó trở nên trớ trêu khi về đêm, nhiều khách hàng thường ngủ gật trong khi TV vẫn chạy và tỉnh dậy hoang mang không hiểu chuyện gì đã xảy ra.
Netflix đã luôn sử dụng Social Listening để thăm dò ý kiến khách hàng, và sau khi nắm bắt được customer pain point trên, Netflix đã cho làm 1 đoạn clip hướng dẫn DIY, khi chỉ với 1 chút hiểu biết về điện và kĩ năng khâu may là bạn để có thể tạo ra 1 đôi DIY smart socks với tính năng nhận biết người xem đang ngủ gật, qua đó sẽ pause phim lại.
Sản phẩm ngay lập tức trở thành hit ở trên Internet, được mention khắp thế giới với 80% người dùng khi được hỏi có thiện cảm tốt với ý tưởng trên. Điều đó cho thấy rằng, với sự trợ giúp của Social Listening cho 1 chiến lược Marketing tốt, dựa trên nhu cầu và khắc phục pain points của khách hàng, doanh nghiệp hoàn toàn có thể trở nên có thiện cảm hơn nhiều trong mắt người tiêu dùng.
Bia Bud Light để khán giả chọn quảng cáo cho Super Bowl 2020.
Bia Bud Light là 1 thương hiệu bia khá nổi tiếng ở Mỹ. Đầu năm 2020, trước trận chung kết bóng bầu dục Super Bowl 2020, Bud Light đã sử dụng MXH Twitter để tạo 1 post tương tác để cho NHM chọn giữa 2 đoạn quảng cáo với sự góp mặt của ca sĩ Post Malone để được phát trong trận chung kết.
Do chi phí phát quảng cáo rất cao – rơi vào ngưỡng hơn 5.5 triệu đô, Bud Light đã tận dụng Social Listening để thăm dò ý kiến của dư luận và sentiment giữa 2 đoạn quảng cáo. Post Malone cũng tham gia cuộc vui bằng cách tích cực tham gia tương tác với các khán giả, góp phần tăng cao độ tương tác của các post.
Chiến dịch đã kết thúc thành công với hơn 172 nghìn lượt like và hơn 19 nghìn lượt retweet trên trang cá nhân của Post Malone. Đây cũng là 1 thành công với Bud Light, khi họ có thể phát cả 2 đoạn quảng cáo trên các MXH mà không bị giới hạn chỉ với 1 đoạn, góp phần tăng độ awareness của thương hiệu bia Bud Light qua các kênh quảng cáo ‘hành lang’ mà không tốn phí.
Chiến dịch ‘Share a Coke’ năm 2011
Coca Cola là 1 thương hiệu đồ uống toàn cầu, với lượng doanh thu Q1/2020 đạt 8,6 tỉ đô. Tuy nhiên từ đầu những năm 2010, các trends về healthy lifestyle đồng loạt nổi lên toàn thế giới. Người tiêu dùng càng ngày càng chú ý về lượng calories trong chế độ ăn uống của mình, khiến cho những đồ uống ngọt và chứa nhiều đường như Coca Cola bị hạn chế tiêu thụ, làm sụt giảm doanh số.
Năm 2011, Coca Cola đã launch một campus tên là ‘Share a Coke’ tại Úc. Bằng cách sử dụng các dụng cụ Social Listening, Coca Cola đã thực hiện các bước đo đạc sức khỏe thương hiệu và dùng nó để tìm ra những tên riêng nổi bật nhất, cho phép những chai Coca trở nên thân thuộc hơn với người tiêu dùng bằng cách in những tên riêng phổ biến lên nhãn chai, qua đó giúp muốn hướng sản phẩm đến giới trẻ, những người muốn thể hiện bản thân cảm thấy đặc biệt khi mua sản phẩm.
Chiến dịch đã trở thành cơn sốt lan ra toàn cầu khi lượng khách hàng mua sản phẩm tăng đột biến, góp phần làm mùa hè 2011 trở thành một trong những mùa hè có lượng sale tốt nhất từ trước tới nay.
Cho dù Social Listening vẫn còn khá lạ lẫm với nhiều doanh nghiệp, đã có rất nhiều doanh nghiệp nổi tiếng trên thế giới đón đầu công nghệ này để có thể tối ưu hóa các chiến dịch Marketing của họ. Qua những ví dụ trên, cMetric mong rằng bạn sẽ có 1 nền tảng kiến thức rõ ràng hơn về Social Listening và tiềm năng ứng dụng của công nghệ này. Nếu bạn thấy bài viết này bổ ích, đừng ngại chia sẻ nhé!